Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn ốc ma một bé trai đã bị viêm mãng não

Vào ngày 8/7 sau hơn 1 tuần nhập viện vì đau đầu chóng mặt sau khi nhiễm ký sinh trùng có trong ốc ma, một bé trai vẫn chưa thoát khỏi cơn nguy kịch.

Theo lời tường thuật của các bác sĩ bệnh viện Nhiệt đới hồ chí minh , bé Lý Hoàng Đăng ở quận 8 được người thân đưa đến trong tình trạng đau đầu, nôn mửa, sốt cao . Cháu cho biết tầm tháng trước cùng nhóm bạn trong xóm bắt ốc ma bò quanh vườn nướng ăn.

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ ốc ma, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và phát hiện Angiostrongylus cantonensis - hay còn gọi là giun đũa ký sinh trong phổi chuột và các loại ốc bò trên cạn như ốc sên, ốc ma.


Loại ốc ma này được người dân nướng ăn và sau đó nhập viện vì viêm màng não.


"Căn cứ vào các triệu chứng, chúng tôi xác định bệnh nhi bị viêm màng não và nguyên nhân là loại ký sinh trùng này.Gần 1 tuần chăm sóc cháu bé đã qua cơn hiểm nghèo, nhưng vẫn còn sốt và đau đầu. Bé phải nằm viện để tiếp tục được theo dõi", một bác sĩ cho biết.

Theo lời của bệnh nhân, bé ăn ốc cách đây khoảng một tháng. "Hôm đó con vừa ăn là ói liền. Mấy ngày sau con thấy nhức đầu rồi càng ngày càng nhức nhiều hơn", bé nói. Nhưng hiện các bạn của bé cùng ăn ốc ma vẫn không có triệu chứng phát bệnh.

Tất nhiên trường hợp bị viêm màng não cũng không hiếm tại bệnh viện. Cũng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, các bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh từng điều trị nhiều ca nằm liệt giường chỉ vì ăn loại ốc này.Vào năm 2009 cũng có 2 thanh niên ở quận Gò Vấp trong khi say đã bắt 2 con ốc mà nướng nhậu. Hai tuần sau cả hai bắt đầu lên cơn đau đầu, co giật và hôn mê sâu. Chẩn đoán cho thấy cả hai bị biến chứng viêm màng não do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong loại ốc mà họ ăn gây nên và dù được điều trị tích cực bằng thuốc diệt ký sinh trùng, nhưng một trong hai đã không qua khỏi. Người còn lại di chứng não phải sống thực vật.

Trường hợp khác, một thanh niên ở Bình Dương nghe bạn bè kháo nhau ăn ốc ma chữa bệnh đau lưng nên đã tìm bắt và nướng nhậu. Kết quả gần 2 tháng tìm ốc ăn để chữa bênh thì thanh niên này đã phải nhập viện trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân may mắn hồi phục sau hơn một tháng nằm viện.

Nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa cho thấy, do ít tồn tại dưới nước nên Angiostrongylus cantonensis chủ yếu ký sinh trên các loại ốc sống ở cạn hoặc vừa ở nước vừa bò lên cạn. Chính vì thế ăn chín hoặc chế biến kỹ các loài mang mầm bệnh trước khi ăn luôn cần thiết để phòng bệnh.

Riêng loại ốc ma từng là thủ phạm gây viêm màng não, các bác sĩ cho rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy có thể trị được bệnh đau khớp như lời một số bệnh nhân từng ăn. "Người dân không nên nghe theo lời đồn đại rồi dùng làm thực phẩm hoặc khi bắt được ốc thì chế biến một cách sơ sài rồi ăn vì khả năng mắc bệnh là rất cao", một bác sĩ nói.

Ốc ma có hình dạng tương tự như ốc bươu nhưng có vỏ dày như ốc hương, thân màu nâu xám, sống trong vườn cây nhưng do di chuyển trên mặt đất nên toàn thân tiếp xúc với rất nhiều loại ký sinh trùng gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

RÁC THẢI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI VỀ VIỆC XỬ LÝ

Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm rác thải điện tử tại các điểm thu hồi và doanh nghiệp làm ra sản phẩm chính là người có trách nhiệm xử lí khối rác thải điện tử. 

Tại “diễn đàn về việc tái chế trong hoạt động chuỗi cung ứng ở Việt Nam năm 2015” Vietnam Supply Chain đã cập nhật quyết định 50/2013/QD-TTg của thủ tướng chính phủ về việc thu hồi và xử lí sản phẩm thải bỏ và định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thông qua những chia sẻ thực tế, những câu chuyện thành công của các chuyên gia về việc tái chế trên thế giới. Chương trình nhận được những sự chia sẻ từ các chuyên gia đến từ: Baker & Mc.Kenzie Vietnam, Reverse Logistic GmbH, RAPI…


Theo Điều 5.1 của QĐ 50/2013/QĐ-TTg: Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ tại các điểm thu hồi. Cụ thể trong bảng phụ lục danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lí được ban hành kèm theo Quyết định, từ ngày 1/1/2015 sẽ tiến hành thu hồi những sản phẩm như: ắc-quy, pin, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang, máy vi tính (để bàn, xách tay), màn hình vi tính, cục CPU, máy in, máy fax, máy scanner, máy chụp ảnh, máy quay phim, ĐTDĐ, máy tính bảng, đầu DVD, VCD, CD, các loại đầu đĩa khác đã hết thời hạn sử dụng.

Cũng theo quy định này, trách nhiệm xử lí khối rác thải điện tử là của các doanh nghiệp làm ra nó.Theo đó, các DN sản xuất và nhập khẩu những thiết bị này sẽ có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi, thỏa thuận với những tiêu dùng về cách thức chuyển giao, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ, sau đó vận chuyển những sản phẩm này đến các cơ sở xử lí để tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy… 

Như vậy, nhà sản xuất và nhập khẩu sẽ đi thu gom trong khi hệ thống cửa hàng là nằm trong tay nhóm phân phối, đại lí, bán lẻ. Con đường thu hồi cũng sẽ dài như con đường của sản phẩm từ xưởng sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Hiện nay chi phí để phân phối sản phẩm chiếm khoảng trên 30% giá thành sản phẩm, vậy chi phí cho thu hồi sẽ là bao nhiêu? Không vội bàn đến chi phí thu gom, việc xây dựng lại quy trình vòng đời sản phẩm tại các DN sản xuất và nhập khẩu cũng sẽ thay đổi. Cách nào để các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống xử lí rác điện tử triệt để và không làm nguy hại đến môi trường. 

Bởi vì bản chất của rác điện tử rất nguy hiểm, một khi có một lượng lớn sản phẩm bị đưa ra môi trường mà chưa được xử lí, chúng có thể gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, có thể gây ra các bệnh về ung thư, tim mạch... được ví như “quả bom hẹn giờ” đối với sự sống của trái đất.

Hiện nay, dưới áp lực gia nhập WTO, bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định, luật pháp của chính phủ, thiết nghĩ các doanh nghiệp cũng nên có những định hướng chiến lược phát triển lâu dài bền vững vì mục tiêu cộng đồng. 

Tái chế trong quản lý chuỗi cung ứng trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện tử, mà còn là bài toán hóc búa cho lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất nói chung vì mục tiêu phát triển bền vững cho công ty và cộng đồng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CHUẨN NHẤT

I. Tính chất nước thải dệt nhuộm.

Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn: hồ sợi, giủ hồ, nấu, tẩy nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn, nhu cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm là rất lớn và thay đổi theo các mặt hàng khác nhau.


Các chất ô nhiễm chính trong nước thải dệt nhuộm bao gồm:
  • Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các hợp chất chứa Nito, Protein, các bụi bẩn bám dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng xơ sợi )
  • Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngâm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc biệt quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động rất lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt bằng sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm  có độ kiềm khá cao, có độ màu và hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn cao
Vì vậy quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm tương đối khăn cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý tốt.
II. Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm


Hình 1: quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh quy trình công nghệ 

Nước thải từ xưởng sản xuất được dẫn về ngăn tiếp nhận sau khi qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn hoặc dạng sợi như giấy, rác...
Sau đó nước tiếp tục chảy sang bể điều hòa để để điều hòa và ổn định lượng nước đầu vào đảm bảo cho công trình xử lý làm việc tốt và đạt được giá trị kinh tế, trong bể điều hòa bố trí 2 máy thổi khí nhằm xáo trộn điều nước thải và ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn trong bể.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt với mục đích giảm nhiệt độ của nước thải từ 600C xuống dưới 400C ( do nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ cao khoảng 60 - 70oC) sau đó nước thải trở về bể điều hòa. Tại đây có bố trí hai máy thổi khí luân phiên hoạt động nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải và hiệu chỉnh pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Từ bể trung gian, nước thải tự chảy sang cụm bể xử lý sinh học với 5  bể kỵ khí lơ lửng và 3 bể hiếu khí dính bám.  Nồng độ  bùn hoạt tính hiếu khí trong bể được duy trì trong khoảng 2000mg MLVSS/l vsv . Nước thải sau  quá trình hoạt tính kỵ khí tiếp tục tự chảy qua 3 bể chứa vật liệu dính bám, trong các bể này có lắp đặt giá thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển để tiếp tục  phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.
Sau khi qua quá trình xử lý bằng cụm bể sinh học, nước thải tự chảy sang bể lắng trung gian với mục đích lắng các bông bùn sinh học. Bùn từ bể lắng được đưa sang bể nén bùn. Phần lớn bùn hoạt tính từ bể nén bùn được bơm tuần hoàn về cụm bể xử lý sinh học. Phần bùn dư được bơm sang bể nén bùn để tách nước. Nước phát sinh từ bể nén bùn tự chảy qua bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Từ bể lắng đợt 2, nước thải được bơm lên bể keo tụ để hòa trộn hóa chất keo tụ với nước thải, sau đó tại bể tạo bông polymer được thêm vào để tăng kích thước bông cặn. Hóa chất khử trùng cũng được cho vào bể tạo bông nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Chất keo tụ được sử dụng là PAC ( Poly aluminium choloride), chất trợ keo tụ polymer và chất khử trùng sử dụng là NaOCl.
Sau quá trình tạo bông, hỗn hợp nước và bông cặn tự chảy về bể lắng. Tại bể lắng, bông cặn được tách khỏi nước thải tác dụng của trọng lực. Nước trong được máng thu chảy qua mương tiếp xúc và chảy ra nguồn thải.


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN

Bún là một món ăn phổ biến và truyền thống của người Việt Nam ta, nhưng ít ai biết được quy trình làm bún như thế nào ? Cũng ít ai biết được trong quá trình sản xuất bún phát sinh ra rất nhiều nước thải gây ô nhiễm môi trường , và để xử lý nước thải ngành sản xuất bún cần phải thực hiện quy trình như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.


Hình 1: Quy trình ép bún thành sợi

Quy trình sản xuất bún bao gồm
Ngâm Gạo -> Nghiền Ướt Gạo -> Tách Bớt Nước -> Hồ Hóa -> Nhào Bột -> Ép Tạo Sợi -> Hấp -> Ủ -> Sấy -> Làm Nguội -> Bao Gói
Trong quá trình làm bún phát sinh ra rất nhiều nước thải với thành phần ô nhiễm chính có nguồn gốc từ tinh bột.
Dưới đây là một kết quả phân tích nước thải sản xuất bún tại một cơ sở tư nhân:
Qua kết quả phân tích cho thấy nước thải sản xuất bún có nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép 25 lần, nồng độ  NH4+ vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần, hàm lượng SS vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 3 lần, chỉ tiêu PH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra trong nước thải còn có BOD, nito, photpho và vi sinh vật gây bệnh..
Tuy nhiên hầu hết các cơ sở sản xuất bún chưa thực hiện tốt việc xử lý nước thải đầu ra, nước thải đều được thải trực tiếp ra môi trường và gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật xung quanh. 
Vì thế, để giúp cho các doanh nghiệp xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường sống, công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn, thiết kế, thi công công trình xử lý nước thải đảm bảo chất lượng, uy tín hàng đầu và công nghệ tối ưu nhất. Dưới đây là công trình hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún mà công ty chúng tôi đã thực hiện.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:


Hình 2: quy trình xử lý nước thai cơ sở sản xuất bún 

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN

Nước thải cơ sở sản xuất bún theo hệ thống thu gom sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như bao bì, vỏ nhựa, lá cây… Quá trình này nhằm bảo vệ cho các máy móc thiết bị phía sau hoạt động ổn định.
Sau khi qua song chắn rác, nước thải sẽ chảy vào bể lắng bậc một. Các chất rắn lơ lửng có kích thước bé sẽ lắng xuống đáy bể và được thu hồi làm thức ăn gia súc. Công đoạn này có tác dụng giảm tải cho các quá trình sinh học phía sau. Phần nước trong tách ra từ bể lắng một sẽ chảy vào ngăn chứa trung gian và từ đây sẽ được bơm vào bể phân hủy sinh học kỵ khí.

Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.

Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua bể aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống ống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.

Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua ngăn lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải. Phần nước trong sẽ đi qua bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể sẽ tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư định kỳ sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước.

Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.

Nước sau hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún đảm bảo đạt mức B – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.

Bùn dư từ bể sinh học dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể trung gian tiếp tục xử lý.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CUNG CẤP HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bạn đang cần hóa chất để xử lý nước thải, nước cấp ? 


Bạn đang băn khoăn: Tìm nguồn hóa chất ở đâu là rẻ nhất ? Chất lượng hóa chất ở đâu là tốt nhất ? Và quan trọng là đảm bảo giao đủ số lượng nhất ?


Hãy đến với công ty môi trường Minh Việt -  Công ty chúng tôi vừa là một công ty có uy tín cao trong lĩnh vực môi trường, vừa là một trong những công ty cung cấp hóa chất công nghiệp hàng đầu trên thị trường hiện nay, đảm bảo giá cả cạnh tranh nhất, chất lượng nhất và uy tín nhất.

Công ty môi trường MinhViệt cung cấp đa dạng về các loại hóa chất, có trên 300 loại hóa chất nhập khẩu và sản xuất, thương mại đáp ứng đủ các nhu cầu trong xử lý nước thải công nghiệp, dệt nhuộm, thủy sản, sinh hoạt, xi mạ, thuốc trừ sâu,...

Chúng tôi đã cung cấp hóa chất cho nhiều đối tác như: 
  • Hệ thống siêu thị AEON MALL Tân Phú, Bình Dương
  • Khách sạn Victoria, tp.Vũng Tàu
  • Tòa nhà ITAXA Q.3 – Tp.HCM
  • Tòa nhà Indochina Q.3, Tp.HCM
Và còn rất nhiều đối tác khác nữa
Công ty môi trường Minh Việt chúng tôi luôn mong muốn cộng tác với tất cả các khách hàng trên toàn quốc và đảm bào mang lại lợi ích chung cho cả hai bên cùng phát triển bền vững. Vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

  CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
                Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
                     MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
                           Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427

                                  Website: http://moitruongmivitech.com


CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NHỰA TỰ HỦY

Ngày nay các chất thải từ nhựa ngày càng gia tăng đáng kể do nhu cầu sử dụng không ngừng tăng của con người. Nhưng bạn có biết nếu không sử dụng nhựa đúng cách và không thải bỏ nhựa và tái chế nhựa phù hợp sẽ rất nguy hại đến sức khỏe con người và gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái và môi trường xung quanh ?
Vậy bạn hãy thử xem qua các tác hại của nhựa nhé:
  • Như nhựa là ít tốn kém, đó là lạm dụng. Khi nó được xử lý ra trong các bãi chôn lấp, nó không bị phân hủy với tốc độ nhanh, và do đó gây ô nhiễm đất hoặc đất ở khu vực đó.
  • Hầu hết mọi người có xu hướng ném chai nhựa và túi nilon đi, ngay cả sau khi sử dụng một lần. Này quyết liệt làm tăng tỷ lệ ô nhiễm của nó trên đất cũng như trong các đại dương, chủ yếu là ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
  • Túi nhựa, chai nhựa, linh kiện điện tử bỏ đi, đồ chơi, vv, làm tắc nghẽn các cơ quan nước như kênh rạch, sông, hồ, đặc biệt là ở các khu đô thị.
  • Mỗi năm, khoảng 100 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới. Trong số này, 25 triệu tấn nhựa không phân huỷ được tích lũy trong môi trường.
  • Ra khỏi toàn bộ lượng chất thải rắn thành phố ở Mỹ, khoảng 20% ​​bao gồm nhựa và polyme có hại liên quan. Khoảng 50 triệu USD là giá trị của ngành công nghiệp nhựa Mỹ.
  • Khoảng 70.000 tấn nhựa có bán phá giá trong các biển và đại dương trên toàn cầu. Lưới đánh cá và loại bỏ vật liệu tổng hợp khác đang ăn trên mặt đất cũng như động vật thủy sản, bởi nhầm lẫn họ cho sứa, thức ăn, dẫn đến sự tích tụ sinh học của nhựa bên trong cơ thể của họ. Điều này có thể gây nghẹn trong họ, cuối cùng dẫn đến cái chết của họ. Điểm của cá và rùa chết mỗi năm vì điều này.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu sử dụng đồ nhựa?
Đó là chế tạo ra các sản phẩm nhựa tự hủy trong tương lai, chúng được chế tạo ra từ thực vật chứ không phải từ  dầu mỏ.


Nhựa tự hủy chế từ vỏ trấu
Một loại nhựa sinh học thân thiện với môi trường có khả năng phân hủy nhanh hơn loại nhựa truyền thống được các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Italy tìm ra và chế tạo,  mở ra một kỉ nguyên đồ nhựa tự hủy thay thế một số loại nhựa làm từ polyme khó phân hủy như hiện nay.
Năm 2012, sản lượng nhựa đạt 288 triệu tấn trên toàn thế giới. Rác thải nhựa tổng hợp có thể tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, chúng có chứa các thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Ngoài ra, nhựa hiện nay tạo ra từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng một loại axit hữu cơ để xử lý cellulose (cellulose là polymer phong phú nhất trong tự nhiên, thành phần cấu trúc chính của thực vật). Họ trộn axit với rau mùi tây, rau spinach, vỏ trấu và vỏ ca cao, sau đó đổ hỗn hợp vào trong đĩa thí nghiệm.
Thời gian sau đó, một loại chất dẻo hình thành với các đặc điểm như giòn, mềm mại và co giãn - giống như nhựa thương mại. Kết quả được công bố trên tạp chí Macromolecules, một ấn phẩm của American Chemical Society (ACS).

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TƯƠNG LAI THẾ GIỚI SẼ RA SAO ?

Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới bởi nó là một mối đe dọa nghiệm trọng tới sự sống trên hành tinh. Đó là thông điệp mà Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) muốn truyền tải nhân Ngày Khí tượng thế giới (23-3).


Biến đổi khí hậu đang khiến con người phải trả giá ngày càng đắt như siêu bão Haiyan quét qua Philippines

“Khí hậu: Nhận thức để hành động” – đó là chủ đề, đồng thời cũng là nội dung chính của bức thông điệp mà Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Michael Jarraud muốn truyền tải cho thế giới nhân Ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23-3-2015). Theo ông Jarraud, chủ đề năm nay được chọn “Khí hậu: Nhận thức để hành động” là vô cùng phù hợp khi mà cộng đồng thế giới đang nỗ lực và hành động quyết liệt nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Người đứng đầu WMO đã nhấn mạnh, biến đổi khí hậu hiện đang là nỗi lo chung của toàn nhân loại bởi nó có tác động mạnh mẽ đến tất các ngành kinh tế-xã hội, từ nông nghiệp đến du lịch, cơ sở hạ tầng đến sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên chiến lược như nước, lương thực, năng lượng.

Cũng theo WMO, biến đổi khí hậu đang làm chậm, thậm chí đe dọa sự phát triển bền vững không chỉ riêng đối với các quốc gia đang phát triển. Tổ chức có nhiệm vụ chính là hỗ trợ các quốc gia cung cấp các dịch vụ khí tượng thủy văn để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trước các thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước, bảo vệ môi trường tự nhiên này nêu rõ: “Cái giá của sự bị động là rất cao và sẽ còn cao hơn nữa nếu chúng ta không hành động một cách quyết liệt ngay từ bây giờ”.

Đánh giá mới nhất của WMO được đề ra khi mà cả thế giới đều đã thấy rõ những tác hại khôn lường của biến đối khí hậu với thế giới, trong đó các nghiên cứu cho thấy mỗi năm kinh tế thế giới có thể tổn thất 1,2 nghìn tỷ USD; khiến hơn 4,5 tỷ người, chiếm khoảng 64% dân số toàn cầu, phải sống tại các khu vực có nguy cơ cao chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc xoáy… Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo nghiên cứu “Kinh tế học về biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương” đã cảnh báo các quốc gia khu vực này, trong đó có Việt Nam, có thể bị thiệt hại tới 12,7% GDP vì những tác động của biến đổi khí hậu.

Nhằm ngăn chặn biến đổi nhanh của của khí hậu Trái đất, LHQ cùng các quốc gia năm 2010 đã đạt được thỏa thuận về mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng lên quá 2 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Biện pháp chủ yếu là thông qua việc giảm phát thải lượng khí dioxide carbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng các loại năng lượng có nguồn gốc hóa thạch và hoạt động giao thông vận tải tạo ra, đi đôi với đó là phát triển các phương tiện, mô hình tăng trưởng xanh…
Song, những người dân bình thường thì còn rất mơ hồ về vấn đề biến đổi khí hậu và hầu như không nhận thực được hết những hậu quả nghiêm trọng của nó. Hiểu được thực trạng đó, Tổng thư ký WMO cho rằng: Cần phải tuyên truyền các kiến thức về biến đổi khí hậu đến người dân một cách đơn giản và dễ hiệu nhất.