Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG

Hệ thống xử lý nước thải vườn ươm cây giống thiết kế để xử lý dòng thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn chính: nước tưới cây giống, rửa nhà xưởng và quá trình sinh hoạt của công nhân viên. 
Trong nước thải sản xuất có thể chứa nhiều thành phần hữu cơ do các loại phân bón, chất điều hòa sinh trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời trong nước thải còn chứa nhiều chất lơ lửng do quá trình rơi vãi xuống sàn nhà, lôi cuốn theo nhiều cặn bẩn.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly nuoc thai vuon uom cay giong Hệ thống xử lý nước thải vườn ươm cây giống
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Nước thải phát sinh theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể gom, các thành phần rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại tại thiết bị song chắn rác thô, nhằm mục đích bảo vệ đường ống và các thiết bị bơm phía sau. Phần rác thô giữ lại tại song chắn rác sẽ được công nhân vận hành thu gom định kỳ và thải bỏ đúng quy định.
Nước thải sau đó sẽ chảy vào bể điều hòa.Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
Từ bể điều hòa nước thải được hai bơm chìm bơm vào thiết bị keo tụ, tại đây nước thải sẽ được khuấy trộn điều với dung dịch NaOH và dung dịch PAC, dung dịch polymer. Ba dung dịch này được cấp vào bằng bơm định lượng, sau khi nước thải đã được khuấy trộn điều sẽ tiếp tục chảy vào ngăn phản ứng của thiết bị keo tụ, mục đích của ngăn phản ứng là quá trình keo tụ – tạo bông xảy ra tại đây, nhằm tăng kích thước các hạt keo có khả năng lắng được tại bể lắng 1.
Tại bể lắng 1, phần nước trong bên trên sẽ chảy tràn vào máng tràn răng cưa rổi chảy vào bể sinh học tùy nghi – ANOXIC. Phần bùn lắng tại bể lắng 1 sẽ được 2 bơm chìm tại mỗi bể bơm định kỳ vào bể chứa bùn.
Nước thải qua máng tràn của bể lắng 1 sẽ chảy vào – bể Anoxic. Quá trình này nhằm loại bỏ một phần các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời khử Nitơ từ Nitrat do dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí. Bể Anoxic là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây. Để khử nitrat hóa thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí thiết bị khuấy trộn chìm, nhằm đảo trộn điều lượng nước thải, đẩy nhanh quá trình phát triển và phân hủy các chất hưu cơ của vi sinh vật, tăng hiệu quả cho quá trình xử lý.
Tiếp đó, nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí (Aerotank), bể có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Bể anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 8.000 – 10.000 mg MLSS/l. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank bằng các máy thổi khí (Airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm.
Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ, vì vậy bể lắng sinh học này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm và đi theo hướng từ dưới lên. Dưới tác động của trọng lượng phần bùn sẽ được lắng xuống đáy bể; phần bùn lắng được ở đáy bể sẽ bơm tuần hoàn lại bể sinh học nhằm đảm bảo hàm lượng bùn trong bể luôn ổn định, phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Nước trong sau khi lắng dâng lên trên đi qua ống thu nước chảy sang bể trung gian.
Nước tại bể trung gian sẽ được hai bơm ly tâm đẩy vào thiết bị lọc áp lực, nhằm loại bỏ hoàn toàn cặn rắn lơ lửng còn lại trong nước. Sau khi nước qua cột lọc sẽ chảy vào bể khử trùng.
Trong bể khử trùng hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, tạo độ trong cần thiết cho nước thải.
Như vậy khi dòng thải vào hệ thống xử lý nước thải vườn ươm cây giống và sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 40 : 2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Thiết bị lọc áp lực sẽ được định kỳ rửa lọc để tách các cặn rắn lâu ngày bám phủ lên bề mặt lớp vật liệu gây tắc lọc, làm giảm hiệu quả xử lý. Nước chứa bùn sau khi rửa lọc sẽ được xả về bể điều hòa để tiếp tục được xử lý.
Phần bùn dư từ bể lắng sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy bùn kỵ khí, bùn sẽ được tách nước bằng thiết bị tách bùn, nước sau khi tách bùn sẽ chảy về bể điều hòa để xử lý. Phần bánh bùn tách ra sẽ được thu gom và xử lý đúng quy định.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

VỪA TẬP THỂ DỤC, VỪA LÀM SẠCH NƯỚC TỪ MÁY TẬP THỂ DỤC THẦN KÌ

Vừa tập thể dục vừa làm sạch nước hồ - mô hình độc đáo và mới lạ này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các đơn vị lần đầu tiên thực hiện không những rèn luyện được sức khỏe mà còn cải thiện môi trường được người dân hào hứng tiếp nhận
Là một trong hai thiết bị dành cho người tập thể dục đang được lắp thí điểm tại hồ Ngọc Khánh và hồ Thanh Nhàn (Hà Nội) do Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội cùng các đơn vị khác thực hiện.

Thiết bị gồm hai bộ phận, máy tập thể dục và bộ phận bể lọc nước bao gồm các cấp lọc thô thông thường kết hợp sử dụng các loại cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm trong nước. Các máy tập này tích hợp bơm cơ học giúp bơm nước hồ lên bể lọc, khi người tập thể dục sử dụng máy sẽ khiến bơm hoạt động. 

Theo Nguyễn Thị Ngọc Anh chủ nhân của sáng kiến, cho biết: "Thiết bị đã đoạt giải Eidea do Hội đồng Anh tổ chức năm 2011 dành cho nhóm bạn trẻ tại Viện nước, tưới tiêu và môi trường. Chúng ta có thể thấy hồ đóng vai trò quan trọng đối với không gian đô thị, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hồ đều bị ô nhiễm nặng do nhiều nguồn thải khác nhau khiến người đi tập thể dục sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi vận động trong môi trường thiếu trong lành. Do vậy tôi mới có sáng kiến tạo ra một chiếc máy, biến năng lượng của vận động thể dục thành năng lượng có ích và sử dụng năng lượng này vào việc làm sạch hồ".

Ban đầu, Ngọc Anh định sử dụng năng lượng của những người tập thể dục để sản sinh ra dòng điện, tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, cô thấy việc này không khả quan lắm, vì nếu được, dòng điện cũng sẽ rất yếu.

Trước thực trạng nước hồ ngày càng ô nhiễm, sẵn ý tưởng trong đầu Ngọc Anh đã phát triển ra hệ thống Máy lọc nước hồ sử dụng sức của những người tập thể dục.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cũng khá đơn giản, dựa vào năng lượng được giải phóng trong quá trình vận động của con người, năng lượng này sẽ làm hoạt động thiết bị bơm nước từ hồ vào hệ thống lọc.

Hệ thống lọc với thành phần chính là những thực vật bản địa có khả năng xử lý nước ô nhiễm, cùng với cát, sỏi, sẽ xử lý các chất ô nhiễm trước khi đưa nước đã qua xử lý vào hồ.

Với hệ thống lọc này, một người tập thể dục trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể làm sạch được 4-7m3 nước tùy theo khả năng vận động của từng người tham gia tập.

Ý tưởng về thiết bị “Sức khỏe xanh” của Ngọc Anh là một trong sáu ý tưởng đoạt giải E-idea 2011 do Hội đồng Anh và Tổ chức Bảo đảm Chất lượng Lloyd’s Register Quality Assuarance (LRQA) phối hợp tổ chức

Nước trong hồ được hút lên trực tiếp vào bể chứa thiết bị lọc như than hoạt tính, màng lọc, cát sỏi và kết hợp một loại cây lọc nước đã được khoa học chứng minh có tác dụng lọc các chất thải hữu cơ trong nước

Máy tập hoạt động nhờ lực đạp của người tập, nước hồ sẽ được hút lên và đổ vào một bể lọc trồng thủy trúc, đáy bể lọc là cát và các vật liệu có khả năng hấp thu các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Chân đạp theo chiều kim đồng hồ kết hợp giữa các động tác của chân và tay

Không những hệ thống lọc nước này rất gọn nhẹ, có thể bố trí một cách hợp lý, phù hợp với diện tích mặt hồ, bờ hồ mà cách sử dụng lại rất dễ dàng, bất kể mọi lứa tuổi đều có thể tham gia" làm sạch nước" bằng chính phần sức lực của mình

Lượng nước sau khi được lọc sạch sẽ thông qua đường ống dẫn trực tiếp chảy xuống hồ

Theo nguồn: moitruong.com.vn

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG!

Nước cứng thường chứa các tạp chất muối khoáng hòa tan như canxi, magiê, sunphua, sắt, chì và đá vôi. 
Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+, Mg2+ có trong nước. Gồm hai loại:
 Độ cứng tạm thời: nước có mặt của muối cacbonat và bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra muối kết tủa CaCO3, MgCO3.
Độ cứng vĩnh cửu: do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Loại muối này thường khó xử lý.
ĐO ĐỘ CỨNG TRONG NƯỚC: nuoc cung Hệ thống xử lý nước cứng
Có nhiều đơn vị biểu thị độ cứng, nhưng đơn vị thường dùng là “phần triệu” ( ppm) hay mg CaCO3/lit. Ở Ấn độ thường dùng đơn vị ppm, còn ở Mỹ người ta thường dùng đơn vị “gpg” (Grains per Gallon ). Quy đổi 1 gpg = 17.1 ppm. Mỗi nơi trên thế giới có thể có một đơn vị đo độ cứng khác nhau, sau đây là một vài đơn vị đo độ cứng:
mgCa/l (ppm)mgCaCO3/l (ppm)Degrees ClarkDegrees FrenchDegrees GremanMmolCa/l
Rất cứng14035024.435204
Cứng10025017.425143
Mềm30755.2841

TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG

                
Trong công nghiệp nước cứng ảnh hưởng lớn đến tất cả các thiết bị đun nấu, tháp giải nhiệt, bình nóng lạnh, nồi hơi…Việc sử dụng nước cứng cho các thiết bị nói trên dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, bám cặn, giảm năng lực truyền nhiệt, giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi trong một thời gian dài.
                 
Trong sinh hoạt nước cứng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Độ cứng vĩnh viễn ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng độ cứng tạm thời lại gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đó là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, bệnh tắc động mạch do đóng cặn. Ngoài ra, độ cứng cao gây lãng phí xà phòng và chất tẩy rửa, tạo cặn lắng bám trên bề mặt các trang thiết bị sinh hoạt.
Việc sử dụng nước cứng trong pha chế thuốc có thể làm giảm hiệu quả mong muốn của thuốc, nấu thịt, rau khó chín, làm thay đổi hương vị của chè. Làm giảm hiệu quả của việc giặt tẩy bằng xà phòng.
Có nhiều phương pháp làm mềm nước, vì thế phải căn cứ vào mức độ làm mềm cần thiết (độ cứng cho phép còn lại của nước), chất lượng nước nguồn và các chỉ tiêu kinh tế khác để chọn ra phương pháo làm mềm thích hợp nhất.Với đội ngũ kĩ thuật chuyên sâu về môi trường, trẻ trung, đầy nhiệt huyết, áp dụng các kĩ thuật hiện đại công ty môi trường Minh Việt tự tin sẽ cùng bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, tiện lợi, giảm mức chi phí tối đa có thể. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT

Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427


Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Máy khuấy chìm (dùng trong hệ thống xử lý nước và xử lý nước thải)


Máy khuấy chìm là một thiết bị đặc biệt. Trong xử lý nước thải, máy khuấy chìm đươc sử dụng để đảo trộn nước thải, tạo ra môi trường thích hợp cho hệ thống vi sinh vật thiếu khí phát triển. Mục đích là để hệ vi sinh vật sử dụng nguồn oxi nội tại để sinh sôi và phát triển.
Và nhờ chính hệ thống vi sinh vật thiếu khí đó mà nước thải có hàm lượng Nito và photpho cao sẽ được xử lý đến nồng độ thích hợp trước khi xả thải ra môi trường.

Máy khuấy chìm là một thiết bị đặc biệt, trong xử lý nước thải máy khuấy chìm được sử dụng để đảo trộn nước thải, tạo môi trường thích hợp cho hệ thống vi sinh vật thiếu khí phát triển. Mục đích là để hệ vi sinh vật sử dụng nguồn oxi nội tại để sinh sôi và phát triển. Chính nhờ hệ thống vi sinh vật thiếu khí này mà nước thải có hàm lượng Nito và photpho cao sẽ được xử lý đến nồng độ thích hợp trước khi xả thải ra bên ngoài.


            

            
 Một số hình ảnh về máy khuấy chìm

Máy khuấy chìm được thiết kế gọn gàng, cùng với các phương pháp lắp đặt đơn giản khiến việc lắp đặt các máy này vào các bể mới cũng như các bể đã có được thực hiện hết sức dễ dàng.  Không giống như những máy cùng loại kiểu lắp khô, máy khuấy chìm không bị hạn chế về vị trí và hướng lắp đặt.  Sử dụng lợi thế này, vành dẫn hướng ( mũi phun) của dòng khuấy có thể tăng cường và tạo ra hiệu quả khuấy cho toàn bộ bể khuấy.

Máy khuấy và máy tạo dòng đảm bảo các phân tử vẫn được phân bố đều trong nước thải và bùn, ngăn chặn việc lắng đọng trầm tích và hỗ trợ các quy trình xử lý.

Thiết kế bao gồm các máy khuấy quy mô nhỏ vốn lý tưởng cho các trạm bơm chế tạo sẵn, cho đến các máy tạo dòng quy mô lớn dùng cho bể chứa và bồn chứa lớn. Công năng của máy khuấy chìm được đánh giá cao bởi các chuyên gia trong ngành công nghiệp và nông nghiệp trên toàn thế giới.


Mọi thắc mắc cần hỗ trợ xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA MỚI 2014

1.1.  Giới thiệu về nghành công nghiệp sản xuất bia và phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia
1.1.1.     Tình hình phát triển nghành công nghiệp sản xuất bia
  • Trên thế giới
Ngành công nghiệp sản xuất bia có nguồn gốc từ Châu Âu như Đức, Anh, Pháp… với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn như hiện nay thì ngành sản xuất bia đang chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp trên thế giới. Giới phân tích cho rằng có một sự tương quan mạnh mẽ giữa tiêu thụ rượu bia và tăng trưởng sản lượng đầu ra của ngành này, báo trước một tương lai đầy triển vọng cho các tập đoàn giải khát khi nền kinh tế đang hồi phục.
Trung Quốc là thị trường bia lớn nhất thế giới, trong khi thị trường này ở Ấn Độ tăng trưởng từ 12 đến 15%/năm. Mức tiêu thụ bia rượu tính theo đầu người ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ 37,8 lít năm 2008 lên hơn 53 lít vào năm 2013. Theo tổng giám đốc tập đoàn nước giải khát Trung Quốc Kingway Brewery, thị trường bia ở Trung Quốc sẽ tăng trưởng hai con số trong những năm tới và mức tăng trưởng sẽ lớn hơn nhiều so với các loại rượu khác.
Dự kiến với mức tăng trưởng kinh tế như hiện nay, mức sống của người dân trên thế giới ngày càng cao thì công nghiệp sản xuất bia sẽ phát triển mạnh trong những năm tới.
  •  Ở Việt Nam
Bia được đưa vào Việt Nam từ năm 1890 cùng với sự xuất hiện của nhà máy Bia Sài Gòn và nhà máy Bia Hà Nội, như vậy Bia Việt Nam đã có lịch sử trên 120 năm. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất bia có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư và mở rộng các nhà máy bia có từ trước và xây dựng các nhà máy bia mới thuộc trung ương và địa phương quản lý, các nhà máy liên doanh với các hãng bia nước ngoài. Công nghiệp sản xuất bia phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khác như: vỏ lon nhôm, két nhựa, vỏ chai thủy tinh, các loại nút chai và bao bì khác.
Theo thống kê hiện nay, cả nước có khoảng trên 320 nhà máy bia và các cơ sở sản xuất bia với tổng năng lực sản xuất đạt trên 800 triệu lít/năm. Bia địa phương có 311 cơ sở, chiếm 97,18% số cơ sở nhưng chỉ chiếm 37,4% sản lượng bia cả nước (đạt 231 triệu lít) và đạt 60,73% công suất.
Hiện nay, theo thống kê mới nhất của bộ kế hoạch – đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại Việt Nam, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt khoảng 15%/năm. Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng.
1.1.2.     Thành phần và tính chất nước thải
Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải:
  • Nấu – đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu các chất hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón … cùng với xác hoa, một ít tannin, các chất đắng, chất màu.
  • Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
  • Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…
  • Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
-            Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra khỏi bã.
-            Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
-            Nước rửa chai và két chứa.
-            Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tang trữ.
-            Nước thải từ nồi hơi.
-            Nước vệ sinh sinh hoạt.
-            Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat thấp.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lí và hóa sinh của nước thải được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2. Các chỉ tiêu hóa lí và sinh hóa của nước thải công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam
Chỉ tiêuĐơn vịĐầu vào
pH-4,5 -11
BOD5mg/l600 – 1400
CODmg/l1300 – 3000
TSSmg/l300
Tổng Nmg/l45
Tổng Pmg/l16
Tổng ColiformMPN/100ml10000
 1.1.3.     Quy trình công nghệ
Nguyên liệu chính để sản xuất bia là malt, gạo và nước. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số phụ liệu khác gồm men bia, hoa houblon và các phụ gia tạo hương vị đặc trưng.
 2. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia
2.1.  Cơ sở lựa chọn phương án
Bảng 4. Thông số nước thải đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra của nhà máy bia Việt Nam
Chỉ tiêuĐơn vịHàm lượng
Đầu vàoĐầu ra
pH-4,5 – 116 – 9
BOD5mg/l110045
CODmg/l230090
TSSmg/l30070
Tổng Nmg/l4525
Tổng Pmg/l165
Tổng ColiformMPN/100ml100004500
Nồng độ đầu ra áp dụng theo QCVN 40:2011, với các hệ số Kq = 0,9, Kf = 1
Do có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng lớn, nước thải nhà máy bia Việt Nam cần được xử lí trước khi xả thải ra môi trường, tỉ lệ BOD5/COD khoảng 0,6 thích hợp cho quá trình xử lí bằng phương pháp sinh học. Chúng ta dùng công nghệ kị khí để xử lí một lượng lớn chất hữu cơ, sau đó kết hợp với công nghệ xử lí hiếu khí để xử lí hoàn toàn lượng chất hữu cơ còn lại, đảm bảo nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN24:2011 BTNMT.
2.1.1.     Phương án 1
Sơ đồ công nghệ:
xay dung he thong xu ly nuoc thai nha may bia 1 Phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia
Hình 2. Sơ đồ công nghệ phương án 1
Thuyết minh quy trình: Nước thải từ các khu vực sản xuất bia được tập trung vào một đường ống, đường ống này sẽ dẫn về hố thu gom, trước khi vào hố thu gom, nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất. Nước thải sau khi được tập trung về hố thu gom, sẽ được bơm chìm đưa lên bể điều hòa. Tại bể điều hòa có bố trí hệ thống phân phối khí nén để sục khí liên tục, mục đích của bể điều hòa là để ổn định lưu lượng, nồng độ, cũng như loại bỏ một phần BOD, COD có trong nước thải, đầu dò pH tại bể điều hòa sẽ cho các giá trị pH của nước thải, căn cứ vào giá trị đó, bơm hóa chất sẽ bơm 1 liều lượng hóa chất thích hợp vào đường ống để điều chỉnh pH nước thải về trung tính. Từ bể điều hòa nước thải sẽ được đưa đến bể lắng I loại bỏ tiếp các chất rắn lơ lửng hữu cơ có thể lắng được (hiệu quả lắng có thể đạt được 50-60%) nhằm giảm tải trọng hữu cơ cho công trình sinh học phía sau. Sau các công trình xử lý cơ học trên nước thải sẽ đưa sang công trình xử lý sinh học: hệ thống bể UASB để thực hiện qúa trình xử lí sinh học kị khí. Khí sinh học thu được từ bể UASB sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho các mục đích khác. Sau khi đã loại bỏ phần lớn BOD, COD tại bể UASB, nước thải theo ống thoát nước chảy qua bể trung gian để chuẩn bị cho quá trình xử lí sinh học hiếu khí. Tại bể trung gian, nước thải được lưu lại nửa giờ sau đó tự động chảy sang bể Aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ thực hiện quá trình xử lí sinh học hiếu khí, tại đây, được bố trí hệ thống phân phối bằng khí nén sục khí liên tục, cung cấp oxi cho quá trình sinh học hiếu khí xảy ra. Vi sinh vật sử dụng BOD, COD như là chất dinh dưỡng để tạo sinh khối mới hay còn gọi là bùn hoạt tính. Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính sau đó được dẫn qua bể lắng II để thực hiện quá trình lắng nhằm tách nước và bùn. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại bể Aerotank để đảm bảo lượng bùn hoạt tính trong bể, phần bùn dư còn lại được bơm bùn đưa về bể nén bùn thực hiện quá trình tách nước, giảm độ ẩm một phần trước khi đưa vào máy ép bùn để ép thành những bánh bùn. Trong quá trình bùn được đưa từ bể nén bùn về máy ép bùn, polymer sẽ được thêm vào bùn nhằm hỗ trợ cho quá trình ép bùn, tránh bánh bùn bị vỡ vụn. Nước thải đầu ra sau lắng II theo đường ống đến bể khử trùng, clorua vôi sẽ được châm vào nước thải trước khi nước thải vào bể khử trùng. Bể khử trùng được thiết kế theo dạng ziczac nhằm hỗ trợ quá trình xáo trộn clorin và nước thải, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau quá trình khử trùng sẽ được đưa về bể chứa nước, được lưu tại đây từ 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ có xe bồn đến chở đi dùng làm nước tưới cây.
2.1.2.     Phương án 2
Sơ đồ công nghệ:
xay dung he thong xu ly nuoc thai nha may bia 2 Phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia

Hình 3. Sơ đồ công nghệ phương án 2
Phương án 2 hoàn toàn giống phương án 1 về sơ đồ công nghệ, tuy nhiên ở đây ta bỏ bể lắng I, thêm bể trung gian sau bể UASB để chuẩn bị cho quá trình xử lí sinh học hiếu khí và tăng thời gian lưu nước.
4. Các công trình đã làm :
5. Tìm chúng tôi trên google bằng từ khóa :
- Phương pháp xử lý nước thải nhà máy bia
- Hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia- Đề tài Công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia
- Đồ án Xử lý nước thải nhà máy bia
Xem thêm: công ty xử lý nước thải tphcm
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT

Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí MinhMST: 0304116535; E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.co