Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN

Bún là một món ăn phổ biến và truyền thống của người Việt Nam ta, nhưng ít ai biết được quy trình làm bún như thế nào ? Cũng ít ai biết được trong quá trình sản xuất bún phát sinh ra rất nhiều nước thải gây ô nhiễm môi trường , và để xử lý nước thải ngành sản xuất bún cần phải thực hiện quy trình như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.


Hình 1: Quy trình ép bún thành sợi

Quy trình sản xuất bún bao gồm
Ngâm Gạo -> Nghiền Ướt Gạo -> Tách Bớt Nước -> Hồ Hóa -> Nhào Bột -> Ép Tạo Sợi -> Hấp -> Ủ -> Sấy -> Làm Nguội -> Bao Gói
Trong quá trình làm bún phát sinh ra rất nhiều nước thải với thành phần ô nhiễm chính có nguồn gốc từ tinh bột.
Dưới đây là một kết quả phân tích nước thải sản xuất bún tại một cơ sở tư nhân:
Qua kết quả phân tích cho thấy nước thải sản xuất bún có nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép 25 lần, nồng độ  NH4+ vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần, hàm lượng SS vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 3 lần, chỉ tiêu PH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra trong nước thải còn có BOD, nito, photpho và vi sinh vật gây bệnh..
Tuy nhiên hầu hết các cơ sở sản xuất bún chưa thực hiện tốt việc xử lý nước thải đầu ra, nước thải đều được thải trực tiếp ra môi trường và gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật xung quanh. 
Vì thế, để giúp cho các doanh nghiệp xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường sống, công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn, thiết kế, thi công công trình xử lý nước thải đảm bảo chất lượng, uy tín hàng đầu và công nghệ tối ưu nhất. Dưới đây là công trình hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún mà công ty chúng tôi đã thực hiện.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:


Hình 2: quy trình xử lý nước thai cơ sở sản xuất bún 

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN

Nước thải cơ sở sản xuất bún theo hệ thống thu gom sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như bao bì, vỏ nhựa, lá cây… Quá trình này nhằm bảo vệ cho các máy móc thiết bị phía sau hoạt động ổn định.
Sau khi qua song chắn rác, nước thải sẽ chảy vào bể lắng bậc một. Các chất rắn lơ lửng có kích thước bé sẽ lắng xuống đáy bể và được thu hồi làm thức ăn gia súc. Công đoạn này có tác dụng giảm tải cho các quá trình sinh học phía sau. Phần nước trong tách ra từ bể lắng một sẽ chảy vào ngăn chứa trung gian và từ đây sẽ được bơm vào bể phân hủy sinh học kỵ khí.

Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.

Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua bể aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống ống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.

Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua ngăn lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải. Phần nước trong sẽ đi qua bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể sẽ tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư định kỳ sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước.

Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.

Nước sau hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún đảm bảo đạt mức B – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.

Bùn dư từ bể sinh học dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể trung gian tiếp tục xử lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét