Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và các dịch vụ khác thì nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng. Chính vì thế ngành công nghiệp sản xuất giấy ngày càng phát triển và chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, ngành sản xuất này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng cần phải được giải quyết.
I. Thành phần, tính chất nước thải sản xuất giấy
7507bf3774d0dd.img  HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI 2014
  • Nước thải sản xuất bột giấy:
Thành phần nước thải sản xuất giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Ước tính để sản xuất một tấn sản phẩm có thể phát sinh từ vài chục đến vài trăm mét khối nước thải. Nguyên liệu sản xuất bột thông thường là gỗ rừng, tuy nhiên cũng có thể là bất kể nguồn xellulô nào, ví dụ tre nứa, bã mía, đay, giấy vụn, giấy phế liệu …
Nhìn chung nước thải từ sản xuất giấy có hàm lượng SS và hàm lượng BOD5, COD cao, một số phân xưởng còn thải ra nước có độ màu, hàm lượng chất rắn hòa tan, PH, Coliform và nhiệt độ cao cần xử lý. Nồng độ chất bẩn trong nước thải thay đổi phụ thuộc vào quy trình sản xuất và trang thiết bị từng phân xưởng và từng loại máy. Bột giấy có thể là bột không tẩy hoặc tẩy trắng. Để tẩy trắng bột giấy, tùy vào công nghệ các chất oxy hóa khác nhau như hyđrôperoxit, clo, clođioxit,… sẽ được sử dụng, do đó nước thải từ công đoạn tẩy trắng thường chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là khi chất tẩy là clo.
Thành phần nước thải của nhà máy sản xuất giấy như sau:
thành phần nước thải giấy HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI 2014
Thành phần nước thải sản xuất giấy

II. Quy trình xử lý nước thải sản xuất bột giấy
giay HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI 2014
Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy
Thuyết minh quy trình công nghệ:
  • Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh PH thích hợp.
  • Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải.
  • Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem  đi chôn lắp hoặc trãi đường.
  • Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động cuả các quá trình xử lý tiếp theo.
  • Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy sang bể kỵ khí.
  • Sau đó, nước được đưa nước sang bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn.
  • Nước thải tiếp tục sang bể arotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm.
  •  Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
  • Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua Clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ.
  • Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Quý công ty nào đang gặp khó khăn trong việc xử lý nước thải sản xuất giấy cũng như các dịch vụ môi trường khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com


Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

ĐI TRÊN NƯỚC THẢI

Trong những ngày gần đây hang chục hộ dân sống tại khu nhà 146 Quán Thánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội đã nhiều lần phản ánh tới các cấp chính quyền về tình trạng ngập nước cống, vô cùng hôi thối ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của những hộ gia đình trong khu này.
Điều đáng nói, mặc dù người dân đã có phản ánh tới các cấp có thẩm quyền nhưng tình trạng vẫn chưa được khắc phục.

Qua tìm hiểu, được biết, khu nhà 146 Quán Thánh được xây dựng thời Pháp thuộc (bằng quán điền thổ số 1166, đứng tên ông Đặng Đình Hồng và bà Trần Thị Quy), là nơi sinh sống của 12 hộ dân với gần 60 nhân khẩu. Dù được xây dựng đã lâu, nhưng tình trạng của khu nhà vẫn khá tốt. Đặc biệt theo lời những người dân sống tại đây, dù chỉ có một đường cống chạy từ sân chung rồi đi dưới nền nhà của 3 gia đình để đổ vào cống ngầm của thành phố (nằm ở phố Đặng Dung). Sau hơn gần một thế kỷ tồn tại, khu nhà chưa một lần gặp vấn đề với hệ thống thoát nước...

                       

Mọi chuyện bắt đầu vào buổi sáng ngày 26/7/2013, khi những người dân sống tại khu nhà bị đánh thức bởi mùi hôi thối khó chịu. Chỉ trong vòng hơn một giờ, khuôn viên với diện tích hơn 300m2 bỗng chốc đen kịt một màu nước cống. Và rồi hậu quả nước thải ngập khu vực đã khiến người dân phải chịu đựng đến tận hôm nay.


Chiều 14/10, trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Ngoan, Chủ tịch UBND phường Quán Thánh cho biết: Sự việc nêu trên là đúng. UBND phường đã tổ chức hút nước thải và cho phun thuốc phòng dịch bệnh. Theo đó, tính đến chiều ngày 14/10, toàn bộ nước thải tại khu nhà 146 Quán Thánh đã được hút hết.

Việc UBND phường Quán Thánh tiến hành hút nước thải nói trên chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, UBND quận Ba Đình cần có hướng xử lý tổng thể hơn.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất - Nghành dệt là nghành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.


Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.


Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.
Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:
  • Làm sạch nguyên liệu.
  • Chải.
  • Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi.
  • Hồ sơi dọc.
  • Dệt vải.
  • Giã hồ.
  • Nấu vải.
  • Làm bóng vải.
  • Tẩy tắng.
  • Nhuộm vải và hoàn thiện.
PHẠM VI SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT
 Sợi bôngSợi từ xenlulo thực vâtLenTơ lụaPolyamitPolyesterpolyacylonillril
Trực tiếpXx     
Hoàn nguyênXx     
Hoàn nguyên ( indigozol)X      
Lưu huỳnhXx     
Hoạt tínhXxx    
NaphtholX      
Phân tán    xx 
Pigmentx      
Axit  xxx  
Phức kim loại  x x  
Cation ( kiềm)      x
crom  x    
Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98 %. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải
  1. Sản xuất hơi:                                                                                          53%
  2. Nước làm lạnh thiết bị:                                                                           6.4%
  3. Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt:                              7.8%
  4. Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt -  nhuộm:                 72.3%
  5. Nước vệ sinh:                                                                                          7.6%
  6. Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác:                                      0.6%
     Tổng:                                                                                                          100%

Các nguồn gây ô nhiễm, đặc tính nước thải nghành dệt – nhuộm và các tác động môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:
-          Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).
-          Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng với từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt -  nhuộm có độ kị nước khá cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGHÀNH DỆT NHUỘM.
Công đoạnChất ô nhiễm trong nước thảiĐặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồTinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.BOD cao (34 – 50 % tổng BOD)
Nấu tẩyNaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn.Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao( tổng 30% BOD)
Tẩy trắngHypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóngNaOH, tạp chất….Độ kiềm cao, BOD thấp ( dưới 1% tổng BOD)
NhuộmCác loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại.Độ màu cao, BOD khá cao ( 6% tổng BOD), TS cao.
InChất màu, tinh bột màu, đât sét, muối kim loại, axit…Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiệnViết tinh bột, mỡ động vật, muối.Kiềm nhẹ, BOD thấp.
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP DỆT -  NHUỘM HÀNG BÔNG DỆT KIM.
Các thông sốĐơn vịGiá trị nhỏ nhấtGiá trị trung bìnhGiá trị cực đại
pH-8.5-10.3
Nhiệt độ0C252738
CODmg O2/l4206501400
BOD5mg O2/l80180500
TOCmg/l100202350
Tổng photphomg/l265080
SO4-mg/l7508101050
S2-mg/l<0.1<0.10.18
Cl-mg/l4008001650
AOXmg/l0.50.81.2
Crommg/l<0.010.0150.034
Nikelmg/l<0.1<0.10.4
Thành phần nước thải công nghiệp dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ( các muối trung tính, các chất trợ nhuộm)…..
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:
-          Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thông xử lý nước thải.
-          Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.
-          Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.
-          Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.
-          Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.