Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Núi rác khổng lồ làm dân Bến Tre khốn khổ lao đao

Mùi hôi thối của rác thải của bãi rác Phú Hưng khiến cho người dân Phú Thành, Bến Tre phải khốn khổ lao đao. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ
Núi rác thải lộ thiên không bao bọc che đậy khiến người dân nơi đây phải chịu cảnh ô nhiễm nguồn nước , không khí.


Đến bãi rác Phú Hưng, điều đầu tiên dễ nhận thấy là rác chất to như núi với hàng chục ngàn tấn nhưng không được xử lý đúng cách, không có tường rào bao quanh nên ruồi nhặng, mùi hôi thối bay khắp khu dân cư.

Bà Phạm Thị Hồng Lộc, nhà cạnh bãi rác cho biết: "Do không có tường rào, không xử lý nước nên khi mưa nước từ trên đổ xuống gây ô nhiễm nguồn nước làm cá chết, cây trồng cũng không thể sống nổi".

Theo bà Lộc, một số hộ dân ở đây chịu không xiết nên kêu bán nhà, đất nhưng chẳng ai chịu mua vì rất sợ bãi rác. Nguồn nước ô nhiễm, gia đình bà Lộc phải đầu tư mấy triệu đồng mua ống nước để lấy nước máy, chấp nhận tốn mỗi tháng hơn 200 ngàn đồng tiền nước vì đường ống xa, hao hụt lớn. Tuy nhiên, rất nhiều người dân nơi đây không có tiền nên đành chấp nhận xài nước sông đã bị ô nhiễm nặng. Một số người bệnh ngoài da, lở loét còn trẻ em thì bị bệnh hô hấp, viêm mũi...


Rác thải có ở sát các kênh khiên mỗi lần mưa là mỗi lần nước bẩn từ núi rác tràn xuống



Ông Nguyễn Hồng Châu nhà cách bãi rác gần 1km cho biết: "Lâu lâu mùi hôi thối theo gió bay xuống khu dân cư rất khó chịu, khi họp tổ có kiến nghị người ta nói sẽ giải quyết nhưng đến nay thì đâu lại vào đó".

Người dân làm ruộng cạnh bãi rác thì liên tục vác đơn đi kiện vì lúa chuẩn bị trổ là bị hư hỏng do nước rác chảy vào ruộng. Ông Phan Thành Hiệp làm 2 công ruộng cạnh bãi rác cho biết: "Mùa này còn đỡ chứ tới mùa mưa nước từ bãi rác tràn xuống là lúa chết hết. Vì vậy tôi yêu cầu phải di dời bãi rác hoặc khắc phục làm sao không có nước tràn qua ruộng lúa của dân".



Theo một số người dân địa phương, trước đây bãi rác ở xa khu dân cư, lượng rác ít nên đỡ ô nhiễm. Tuy nhiên, thời gian gần đây lượng rác ngày càng nhiều nên họ chất cao thành núi và mua một số thửa đất ở cạnh bên lấn gần vào khu dân cư của người nên trình trạng ô nhiễm môi trường thêm nặng nề hơn.


Bãi rác khổng lồ như núi gây ô nhiễm môi trường



Ông Phạm Văn Tống, Chủ tịch UBND xã Phú Hưng, cho biết: “Bãi rác của Phú Hưng đã quá tải, gây ô nhiễm môi trường nên ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng xử lý tình trạng ô nhiễm tại bãi rác này". Theo ông Tống, đang có hướng xây dựng nhà máy xử lý rác, trong khi chờ đợi, chính quyền địa hương đề xuất Công ty công trình đô thị có hướng mở rộng diện tích để đào hồ xử lý rác, phun chế phẩm hóa chất để giảm ô nhiễm môi trường".


Những thửa ruộng kế bên bãi rác cũng liên tục bị mất mùa



Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Tấn Vũ, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV công trình đô thị TP Bến Tre cho biết: "Bãi rác Phú Hưng hình thành từ năm 1990 với diện tích 2,6 ha, hoạt động đến năm 2009 thì đầy nên UBND TP Bến Tre cho mở rộng thêm 2,1 ha nữa. Đến năm 2013 mở rộng thêm 5.200m2 và lại tiếp tục đầy vào cuối năm 2014. Hiện tại mỗi ngày bãi rác tiếp nhận từ 100 đến 110 tấn rác từ TP Bến Tre và một số xã lân cận của huyện Châu Thành". Theo ông Vũ, mỗi ngày nhân viên đều thực hiện các giải pháp xử lý như phun, xịt nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện tại một phần diện tích đã được phủ bạt. Tuy nhiên, một lượng lớn rác tồn tại từ rất lâu, chôn lấp không đúng cách nên gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp lâu dài để khắc phục tỉnh trạng ô nhiễm môi trường là xây dựng lò đốt rác, nhà máy xử lý rác công nghệ cao.



Hiện tại, tỉnh Bến Tre đã lập "Dự án đầu tư xây dựng công trình đóng cửa bãi rác Phú Hưng" để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được triển khai nên người dân vẫn còn chịu khổ với bãi rác lộ thiên khổng lồ này không biết tới chừng nào. Theo người dân nơi đây chỉ có đóng cửa hay di dời mới khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bãi rác gây ra.


Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn ốc ma một bé trai đã bị viêm mãng não

Vào ngày 8/7 sau hơn 1 tuần nhập viện vì đau đầu chóng mặt sau khi nhiễm ký sinh trùng có trong ốc ma, một bé trai vẫn chưa thoát khỏi cơn nguy kịch.

Theo lời tường thuật của các bác sĩ bệnh viện Nhiệt đới hồ chí minh , bé Lý Hoàng Đăng ở quận 8 được người thân đưa đến trong tình trạng đau đầu, nôn mửa, sốt cao . Cháu cho biết tầm tháng trước cùng nhóm bạn trong xóm bắt ốc ma bò quanh vườn nướng ăn.

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng từ ốc ma, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và phát hiện Angiostrongylus cantonensis - hay còn gọi là giun đũa ký sinh trong phổi chuột và các loại ốc bò trên cạn như ốc sên, ốc ma.


Loại ốc ma này được người dân nướng ăn và sau đó nhập viện vì viêm màng não.


"Căn cứ vào các triệu chứng, chúng tôi xác định bệnh nhi bị viêm màng não và nguyên nhân là loại ký sinh trùng này.Gần 1 tuần chăm sóc cháu bé đã qua cơn hiểm nghèo, nhưng vẫn còn sốt và đau đầu. Bé phải nằm viện để tiếp tục được theo dõi", một bác sĩ cho biết.

Theo lời của bệnh nhân, bé ăn ốc cách đây khoảng một tháng. "Hôm đó con vừa ăn là ói liền. Mấy ngày sau con thấy nhức đầu rồi càng ngày càng nhức nhiều hơn", bé nói. Nhưng hiện các bạn của bé cùng ăn ốc ma vẫn không có triệu chứng phát bệnh.

Tất nhiên trường hợp bị viêm màng não cũng không hiếm tại bệnh viện. Cũng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, các bác sĩ khoa Nhiễm Việt - Anh từng điều trị nhiều ca nằm liệt giường chỉ vì ăn loại ốc này.Vào năm 2009 cũng có 2 thanh niên ở quận Gò Vấp trong khi say đã bắt 2 con ốc mà nướng nhậu. Hai tuần sau cả hai bắt đầu lên cơn đau đầu, co giật và hôn mê sâu. Chẩn đoán cho thấy cả hai bị biến chứng viêm màng não do ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis trong loại ốc mà họ ăn gây nên và dù được điều trị tích cực bằng thuốc diệt ký sinh trùng, nhưng một trong hai đã không qua khỏi. Người còn lại di chứng não phải sống thực vật.

Trường hợp khác, một thanh niên ở Bình Dương nghe bạn bè kháo nhau ăn ốc ma chữa bệnh đau lưng nên đã tìm bắt và nướng nhậu. Kết quả gần 2 tháng tìm ốc ăn để chữa bênh thì thanh niên này đã phải nhập viện trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân may mắn hồi phục sau hơn một tháng nằm viện.

Nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa cho thấy, do ít tồn tại dưới nước nên Angiostrongylus cantonensis chủ yếu ký sinh trên các loại ốc sống ở cạn hoặc vừa ở nước vừa bò lên cạn. Chính vì thế ăn chín hoặc chế biến kỹ các loài mang mầm bệnh trước khi ăn luôn cần thiết để phòng bệnh.

Riêng loại ốc ma từng là thủ phạm gây viêm màng não, các bác sĩ cho rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy có thể trị được bệnh đau khớp như lời một số bệnh nhân từng ăn. "Người dân không nên nghe theo lời đồn đại rồi dùng làm thực phẩm hoặc khi bắt được ốc thì chế biến một cách sơ sài rồi ăn vì khả năng mắc bệnh là rất cao", một bác sĩ nói.

Ốc ma có hình dạng tương tự như ốc bươu nhưng có vỏ dày như ốc hương, thân màu nâu xám, sống trong vườn cây nhưng do di chuyển trên mặt đất nên toàn thân tiếp xúc với rất nhiều loại ký sinh trùng gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

RÁC THẢI ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI VỀ VIỆC XỬ LÝ

Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm rác thải điện tử tại các điểm thu hồi và doanh nghiệp làm ra sản phẩm chính là người có trách nhiệm xử lí khối rác thải điện tử. 

Tại “diễn đàn về việc tái chế trong hoạt động chuỗi cung ứng ở Việt Nam năm 2015” Vietnam Supply Chain đã cập nhật quyết định 50/2013/QD-TTg của thủ tướng chính phủ về việc thu hồi và xử lí sản phẩm thải bỏ và định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thông qua những chia sẻ thực tế, những câu chuyện thành công của các chuyên gia về việc tái chế trên thế giới. Chương trình nhận được những sự chia sẻ từ các chuyên gia đến từ: Baker & Mc.Kenzie Vietnam, Reverse Logistic GmbH, RAPI…


Theo Điều 5.1 của QĐ 50/2013/QĐ-TTg: Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ tại các điểm thu hồi. Cụ thể trong bảng phụ lục danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lí được ban hành kèm theo Quyết định, từ ngày 1/1/2015 sẽ tiến hành thu hồi những sản phẩm như: ắc-quy, pin, bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang, máy vi tính (để bàn, xách tay), màn hình vi tính, cục CPU, máy in, máy fax, máy scanner, máy chụp ảnh, máy quay phim, ĐTDĐ, máy tính bảng, đầu DVD, VCD, CD, các loại đầu đĩa khác đã hết thời hạn sử dụng.

Cũng theo quy định này, trách nhiệm xử lí khối rác thải điện tử là của các doanh nghiệp làm ra nó.Theo đó, các DN sản xuất và nhập khẩu những thiết bị này sẽ có trách nhiệm thiết lập các điểm thu hồi, thỏa thuận với những tiêu dùng về cách thức chuyển giao, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ, sau đó vận chuyển những sản phẩm này đến các cơ sở xử lí để tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy… 

Như vậy, nhà sản xuất và nhập khẩu sẽ đi thu gom trong khi hệ thống cửa hàng là nằm trong tay nhóm phân phối, đại lí, bán lẻ. Con đường thu hồi cũng sẽ dài như con đường của sản phẩm từ xưởng sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Hiện nay chi phí để phân phối sản phẩm chiếm khoảng trên 30% giá thành sản phẩm, vậy chi phí cho thu hồi sẽ là bao nhiêu? Không vội bàn đến chi phí thu gom, việc xây dựng lại quy trình vòng đời sản phẩm tại các DN sản xuất và nhập khẩu cũng sẽ thay đổi. Cách nào để các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống xử lí rác điện tử triệt để và không làm nguy hại đến môi trường. 

Bởi vì bản chất của rác điện tử rất nguy hiểm, một khi có một lượng lớn sản phẩm bị đưa ra môi trường mà chưa được xử lí, chúng có thể gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, có thể gây ra các bệnh về ung thư, tim mạch... được ví như “quả bom hẹn giờ” đối với sự sống của trái đất.

Hiện nay, dưới áp lực gia nhập WTO, bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định, luật pháp của chính phủ, thiết nghĩ các doanh nghiệp cũng nên có những định hướng chiến lược phát triển lâu dài bền vững vì mục tiêu cộng đồng. 

Tái chế trong quản lý chuỗi cung ứng trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện tử, mà còn là bài toán hóc búa cho lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất nói chung vì mục tiêu phát triển bền vững cho công ty và cộng đồng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo nguồn: moitruong.com.vn

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NHỰA TỰ HỦY

Ngày nay các chất thải từ nhựa ngày càng gia tăng đáng kể do nhu cầu sử dụng không ngừng tăng của con người. Nhưng bạn có biết nếu không sử dụng nhựa đúng cách và không thải bỏ nhựa và tái chế nhựa phù hợp sẽ rất nguy hại đến sức khỏe con người và gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái và môi trường xung quanh ?
Vậy bạn hãy thử xem qua các tác hại của nhựa nhé:
  • Như nhựa là ít tốn kém, đó là lạm dụng. Khi nó được xử lý ra trong các bãi chôn lấp, nó không bị phân hủy với tốc độ nhanh, và do đó gây ô nhiễm đất hoặc đất ở khu vực đó.
  • Hầu hết mọi người có xu hướng ném chai nhựa và túi nilon đi, ngay cả sau khi sử dụng một lần. Này quyết liệt làm tăng tỷ lệ ô nhiễm của nó trên đất cũng như trong các đại dương, chủ yếu là ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
  • Túi nhựa, chai nhựa, linh kiện điện tử bỏ đi, đồ chơi, vv, làm tắc nghẽn các cơ quan nước như kênh rạch, sông, hồ, đặc biệt là ở các khu đô thị.
  • Mỗi năm, khoảng 100 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới. Trong số này, 25 triệu tấn nhựa không phân huỷ được tích lũy trong môi trường.
  • Ra khỏi toàn bộ lượng chất thải rắn thành phố ở Mỹ, khoảng 20% ​​bao gồm nhựa và polyme có hại liên quan. Khoảng 50 triệu USD là giá trị của ngành công nghiệp nhựa Mỹ.
  • Khoảng 70.000 tấn nhựa có bán phá giá trong các biển và đại dương trên toàn cầu. Lưới đánh cá và loại bỏ vật liệu tổng hợp khác đang ăn trên mặt đất cũng như động vật thủy sản, bởi nhầm lẫn họ cho sứa, thức ăn, dẫn đến sự tích tụ sinh học của nhựa bên trong cơ thể của họ. Điều này có thể gây nghẹn trong họ, cuối cùng dẫn đến cái chết của họ. Điểm của cá và rùa chết mỗi năm vì điều này.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu sử dụng đồ nhựa?
Đó là chế tạo ra các sản phẩm nhựa tự hủy trong tương lai, chúng được chế tạo ra từ thực vật chứ không phải từ  dầu mỏ.


Nhựa tự hủy chế từ vỏ trấu
Một loại nhựa sinh học thân thiện với môi trường có khả năng phân hủy nhanh hơn loại nhựa truyền thống được các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Italy tìm ra và chế tạo,  mở ra một kỉ nguyên đồ nhựa tự hủy thay thế một số loại nhựa làm từ polyme khó phân hủy như hiện nay.
Năm 2012, sản lượng nhựa đạt 288 triệu tấn trên toàn thế giới. Rác thải nhựa tổng hợp có thể tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, chúng có chứa các thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Ngoài ra, nhựa hiện nay tạo ra từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng một loại axit hữu cơ để xử lý cellulose (cellulose là polymer phong phú nhất trong tự nhiên, thành phần cấu trúc chính của thực vật). Họ trộn axit với rau mùi tây, rau spinach, vỏ trấu và vỏ ca cao, sau đó đổ hỗn hợp vào trong đĩa thí nghiệm.
Thời gian sau đó, một loại chất dẻo hình thành với các đặc điểm như giòn, mềm mại và co giãn - giống như nhựa thương mại. Kết quả được công bố trên tạp chí Macromolecules, một ấn phẩm của American Chemical Society (ACS).

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TƯƠNG LAI THẾ GIỚI SẼ RA SAO ?

Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới bởi nó là một mối đe dọa nghiệm trọng tới sự sống trên hành tinh. Đó là thông điệp mà Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) muốn truyền tải nhân Ngày Khí tượng thế giới (23-3).


Biến đổi khí hậu đang khiến con người phải trả giá ngày càng đắt như siêu bão Haiyan quét qua Philippines

“Khí hậu: Nhận thức để hành động” – đó là chủ đề, đồng thời cũng là nội dung chính của bức thông điệp mà Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Michael Jarraud muốn truyền tải cho thế giới nhân Ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23-3-2015). Theo ông Jarraud, chủ đề năm nay được chọn “Khí hậu: Nhận thức để hành động” là vô cùng phù hợp khi mà cộng đồng thế giới đang nỗ lực và hành động quyết liệt nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Người đứng đầu WMO đã nhấn mạnh, biến đổi khí hậu hiện đang là nỗi lo chung của toàn nhân loại bởi nó có tác động mạnh mẽ đến tất các ngành kinh tế-xã hội, từ nông nghiệp đến du lịch, cơ sở hạ tầng đến sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên chiến lược như nước, lương thực, năng lượng.

Cũng theo WMO, biến đổi khí hậu đang làm chậm, thậm chí đe dọa sự phát triển bền vững không chỉ riêng đối với các quốc gia đang phát triển. Tổ chức có nhiệm vụ chính là hỗ trợ các quốc gia cung cấp các dịch vụ khí tượng thủy văn để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trước các thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước, bảo vệ môi trường tự nhiên này nêu rõ: “Cái giá của sự bị động là rất cao và sẽ còn cao hơn nữa nếu chúng ta không hành động một cách quyết liệt ngay từ bây giờ”.

Đánh giá mới nhất của WMO được đề ra khi mà cả thế giới đều đã thấy rõ những tác hại khôn lường của biến đối khí hậu với thế giới, trong đó các nghiên cứu cho thấy mỗi năm kinh tế thế giới có thể tổn thất 1,2 nghìn tỷ USD; khiến hơn 4,5 tỷ người, chiếm khoảng 64% dân số toàn cầu, phải sống tại các khu vực có nguy cơ cao chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc xoáy… Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo nghiên cứu “Kinh tế học về biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương” đã cảnh báo các quốc gia khu vực này, trong đó có Việt Nam, có thể bị thiệt hại tới 12,7% GDP vì những tác động của biến đổi khí hậu.

Nhằm ngăn chặn biến đổi nhanh của của khí hậu Trái đất, LHQ cùng các quốc gia năm 2010 đã đạt được thỏa thuận về mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng lên quá 2 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Biện pháp chủ yếu là thông qua việc giảm phát thải lượng khí dioxide carbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng các loại năng lượng có nguồn gốc hóa thạch và hoạt động giao thông vận tải tạo ra, đi đôi với đó là phát triển các phương tiện, mô hình tăng trưởng xanh…
Song, những người dân bình thường thì còn rất mơ hồ về vấn đề biến đổi khí hậu và hầu như không nhận thực được hết những hậu quả nghiêm trọng của nó. Hiểu được thực trạng đó, Tổng thư ký WMO cho rằng: Cần phải tuyên truyền các kiến thức về biến đổi khí hậu đến người dân một cách đơn giản và dễ hiệu nhất.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Ngày nay sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trở nên vấn đề vô cùng cấp thiết. Cách đây không lâu vấn đề này chỉ được đề cập ở các nước phương Tây, nhưng hiện nay nó đã trở thành một vấn đề " nóng " ở hầu hết các quốc gia.
Kính tiết kiệm năng lượng là giải pháp hàng đầu cho công trình xây dựng hiện đại hay còn gọi là công trình “xanh”.
Công nghệ kỹ thuật gia công kính đang hướng tới phát huy những tính năng tuyệt vời của kính, làm gia tăng các tính năng sử dụng như: chịu lực, tiết kiệm năng lượng, chịu lửa… để ứng dụng cho các công trình xây dựng hướng tới đạt tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính.


Thăng Long Number One - Công trình sử dựng sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng Viglacera - “Công trình xanh” đầu tiên được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận
Kính tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng cao, được gia công nghệ thuật từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính, đồng thời có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Kính Tiết kiệm năng lượng: Phủ cứng và phủ mềm

Hiện nay trên thế giới đang có hai dạng công nghệ phủ cho loại kính này là phủ cứng và phủ mềm. Công nghệ phủ cứng (phủ online) là phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng hóa học (CVD) tức tạo ra một lớp màng mỏng nhờ liên kết dưới dạng khuyếch tán, là kết quả của phản ứng giữa các pha khí với bề mặt được nung nóng. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra là một lớp màng phủ cứng và chịu mài mòn có liên kết rất mạnh với vật liệu nền.


Vị trí dây chuyền sản xuất và công đoạn phủ bằng nhiệt phân

Nguyên lý phủ cứng là lớp phủ được hình thành không dùng kích thích bên ngoài mà chỉ nhờ vào tác động nhiệt hoặc hóa học nên nhiệt độ xử lý thường phải cao từ 800 - 1000oC để tăng tốc độ của quá trình phản ứng. Do đó, thiết bị sử dụng cho công nghệ phủ cứng thường được lắp đặt ngay ở vị trí cuối của bể thiếc trên chuyền sản xuất kính nổi khi kính còn đang nóng chảy và trước khi đưa sang lò ủ đề làm nguội. Với công nghệ phủ cứng, kính tiết kiệm năng lượng sẽ có được lớp phủ với độ bền cao, dễ dàng cắt, khoan, mài, tôi nhiệt hay dán mà không ảnh hưởng đến lớp phủ và nhược điểm là chủng loại sản phẩm bị hạn chế, chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng không cao, không linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, khó điều chỉnh chiều dày lớp phủ, hơn nữa độ dày của lớp phủ lớn dễ gây ảnh hướng đến độ truyền sáng cũng như độ trong suốt của kính.

Công nghệ phủ mềm (phủ offline) là phương pháp phủ bằng công nghệ bốc bay chân không lắng đọng trong vật lý (PVD). Công nghệ phủ này là một tập hợp các quá trình phủ một lớp màng mỏng được thực hiện dưới điều kiện chân không, bao gồm sự phát ra các ion dương của nhiều kim loại khác nhau. Các ion kim loại này tác động với các ion của các loại khí công nghệ như Argon, Nitơ và Oxy tạo ra các hỗn hợp khác nhau mà kết quả là tạo ra một liên kết cơ học giữa lớp màng phủ với nền. Do quá trình phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng vật lý diễn ra trong môi trường chân không vì thế công nghệ này được gọi là quá trình phún xạ.


Nguyên lý quá trình phún xạ

Theo một cách đặt vấn đề khác là kính được phủ trên dây chuyền phủ màng mỏng tùy môi trường chân không là một dây chuyền độc lập với dây chuyền sản xuất kính nổi. Công nghệ phủ mềm có ưu điểm là chủng loại sản phẩm đa dạng; các chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng tốt hơn kính phủ cứng; đảm bảo độ trong suốt của kính; có khả năng điều chỉnh độ truyền sáng của sản phẩm theo yêu cầu của công trình hoặc khí hậu; linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, nhưng lại có nhược điểm là độ bền lớp phủ không cao, chủ yếu sử dụng trong kính hộp và yêu cầu khắt khe khi gia công.

Phủ mềm - Sự lựa chọn tối ưu cho ngành công nghệ cao

Với hai dạng công nhệ này, thì hầu hết các nước trên thế giới đang sử dụng các sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng được sản xuất theo công nghệ phủ mềm bởi những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với kính được phủ cứng. Bên cạnh đó, công nghệ phủ mền cũng rất phù hợp với xu thế chung của nhu cầu thị trường về kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.


Sơ đồ mô tả cấu trúc lớp phủ điển hình của kính Solar control

Nhược điểm của công nghệ phủ mềm là độ bền của lớp phủ không cao nhưng với sản phẩm kính Solar Control đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề đó. Kính Solar Control là kính được phủ các lớp phủ kim loại không chứa bạc nên có thể lắp đặt đơn lớp mà không ảnh hưởng đến độ bền của lớp phủ. Kính Solar Control có khả năng ngăn cản lượng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy từ ánh sáng mặt trời đạt khoảng từ 5 - 95%; đối với năng lượng từ ánh sáng mặt trời lên tới 79% và đặc biệt với những tia cực tím, khả năng ngăn cản lên tới 99%. Có nhiều tính năng vượt trội như vậy, nhưng kính Solar Control lại không phải là lựa chọn thích hợp cho vùng khi hậu lạnh vì không tận dùng tối đa được năng lượng và ánh sáng từ mặt trời.



Sơ đồ mô tả cấu trúc lớp phủ điển hình của kính Single Low - E

Vì vậy, kính Low - E là kính được phủ các lớp phủ có chứa bạc đã giải quyết được vấn đề này. Ngoài những tính năng cơ bản như kính Solar Control, kính Low - E còn có những tính năng khác phù hợp với thời tiết lạnh của mùa đông. Kính Low - E đảm bảo phần lớn lượng ánh sáng mặt trời mà mắt thường có thể nhìn thấy để chiếu sáng phía bên trong nhà và chống thất thoát nhiệt từ phía trong nhà ra môi trường bên ngoài.

Nếu như kính Solar Control tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm nhiệt lượng từ bên ngoài vào trong nhà để giảm thiểu chi phí sử dụng cho điều hòa làm mát căn phòng thì ngược lại, kính Low - E lại tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm năng lượng tiêu hao từ việc dùng lò sưởi làm ấm căn phòng.

Với đặc điểm khí hậu ba miền khắc nghiệt và phân vùng: Bắc, Trung, Nam như ở Việt Nam thì kính tiết kiệm năng lượng phải đáp ứng linh hoạt được cả 2 loại khí hậu nóng và lạnh, vì thế cơ cấu sản phẩm phải bao gồm  cả 2 loại kính là Solar Control và Low - E.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là việc đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với tạp chất bẩn, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô  nhiễm môi trường.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học thường được áp  dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Tùy thuộc vào điểu kiện địa phương và điểu kiện vệ sinh cho phép, phương pháp xử lý hóa học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải.
Phương pháp xử lý hóa học bao gồm:

1. Phương pháp trung hòa

Xử lý nước thải bằng phương pháp này dủng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính. Phương pháp này có thể thực hiện bằng cách: Trộn lẫn nước thải chứa axit và chứa kiềm, bổ sung thêm tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hòa....

2. Phương pháp keo tụ
Dùng làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành những bông có kích thước lớn

3. Phương pháp ozon hóa

Cũng tính vào phương pháp hóa học. Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo bằng ozon. Ozon nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ

4. Phương pháp điện hóa học

Là phương pháp phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực anốt hoặc dùng để thu hồi các chất quý đồng thời

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

NHỮNG VẬT DỤNG HẰNG NGÀY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE ĐÁNG NGỜ

 Để có một sức khỏe tốt không chỉ có ở việc ăn uống đủ chất và tập thể dục điều độ là đủ mà bạn cần phải để tâm đến những đồ vật đang khiến sức khỏe bạn thụt lùi mà không hề hay biết. Vậy bạn có muốn mình có một sức khỏe thật tốt không ? Hãy kiểm tra những món đồ sau đây có tồn tại trong nhà bạn không nhé ?


1.Đồ đựng bằng nhựa cũ
Hãy kiểm tra đống hộp đựng thức ăn của bạn và quẳng đi những thứ làm bằng nhựa cứng, trong, có đóng dấu số 7 hoặc “pc” (viết tắt của từ polycarbonate). Những loại đồ đựng này có thể chứa BPA.
Tuy các nhà sản xuất đã loại bỏ BPA ra khỏi những đồ đựng bằng nhựa polycarbonate mới, song những đồ dựng kiểu cũ có thể vẫn còn chất này. Việc sử dụng nhiều lần có thể khiến hóa chất thoát ra.

Cũng không được đun nóng bất kỳ loại đồ nhựa nào trong lò vi sóng vì hóa chất có thể thôi nhiễm ra ngoài. Theo các chuyên gia, nói chung thủy tinh vẫn an toàn hơn.

2. Khử mùi không khí

Mặc dù một số công ty gần đây đã tuyên bố không sử dụng phthalate, nhóm chất thường dùng để giúp mùi thơm kéo dài lâu hơn, nhưng nhiều sản phẩm khử mùi không khí (dạng cứng, dạng xịt và dạng nút) vẫn chứa chất này, và liều lớn có thể gây hại cho sinh sản và phát triển.

Những sản phẩm này đơn giản chỉ là “nước hoa” hóa học mà bạn đưa vào không khí, và xử lý tận gốc nguyên nhân gây mùi hôi trong nhà sẽ tốt cho sức khỏe hơn nhiều việc dùng các loại hóa chất để “che lấp” mùi hôi.

3. Xà phòng diệt khuẩn
Xà phòng diệt khuẩn không hiệu quả hơn xà phòng thường trong việc tiêu diệt vi khuẩn - và có lẽ nó còn không an toàn.

Triclosan, hoạt chất có trong các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn, đã được thấy là làm thay đổi điều hòa hoóc môn ở động vật, và người ta còn lo ngại rằng chất này có thể góp phần gây kháng kháng sinh.

4. Nước ngọt “ăn kiêng”
Nếu bạn còn tiếc rẻ, thì cũng nên xem lại thói quen uống nước ngọt có ga của mình - nhất là nếu đang cố giảm cân. Nghiên cứu đã cho thấy những loại đường không calo như saccharin, sucralose và aspartame có thể cản trở các vi khuẩn ruột, vốn đóng vai trò chủ chốt trong chuyển hóa lành mạnh.

Có mối liên quan giữa những loại đường này với sự biến đổi của vi khuẩn chí ở ruột, không dung nạp glucose và hội chứng chuyển hóa (cả hai đều là tiền thân của bệnh tiểu đường týp 2) trên chuột và trên người.

5. Giày chạy đã sờn

Phần lớn các loại giày chạy đều cần thay mới sau khoảng 500 - 600km. Với những vận động viên chạy khoảng 50km mỗi tuần, thì thời gian này tương ứng với khoảng 3 tháng. Khi giày chạy bị mòn rách, chúng sẽ mất khả năng giảm sóc và mất khả năng hấp thụ lực tác động giữa bàn chân và đất khi chạy, do đó lực sẽ truyền đến cơ, xương và gân nhiều hơn, khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương.

Nếu không phải là vận động viên chạy, hãy thay giày mới mỗi 6 tháng một lần, hoặc ngay khi bạn nhận thấy đôi giày trông có vẻ mòn cũ.

6. Bàn chải đánh răng bị mòn

Nếu bạn đánh răng vào buổi sáng và buổi tối như hầu hết mọi người, thì lông của bàn chải đánh răng có lẽ đang bị mòn và sờn nhanh hơn là bạn nghĩ. Lông bàn chải sẽ bắt đầu sờn sau khoảng 2 tháng sử dụng. Vì thế cứ 3 tháng một lần bạn nên thay bàn chải mới. Bàn chải đã mòn sẽ kém hiệu quả trong việc làm sạch răng và ngăn ngừa sâu răng.

7. Những món đồ “ngứa mắt”

Những món đồ dễ khiến bạn ngứa mắt là những thứ không phục vụ cho một mục đích cụ thể nào và sự có mặt của nó không làm bạn cảm thấy dễ chịu. Càng có nhiều những món đồ như vậy xung quanh, bạn sẽ càng khó tập trung vào những thứ thật sự đáng quan tâm.

Hãy vứt bỏ tất cả những thứ khiến bạn khó chịu mỗi khi nhìn thấy, như những chiếc tất lẻ đôi, hay cái ngăn chứa đầy đồ linh tinh trong bếp. Cho dù vứt bỏ (hay đem cho) cái gì, thì mục đích cuối cùng là chỉ giữ lại những món đồ giúp bạn cảm thấy hăng hái và phù hợp với mục đích của bạn

8. Quần áo không mặc nữa

Hãy soạn lại tủ quần áo của bạn. Có bao nhiêu món đồ mà bạn không mặc đến trong suốt năm qua?

Nhiều người sau khi giảm cân hay giữ lại những món đồ size lớn hơn phòng trường hợp tăng cân trở lại, trong khi một số khác vẫn cất chiếc quần jean từ hồi học phổ thông với hy vọng sẽ lại mặc vừa nó nếu quyết tâm ăn kiêng. Dù trong trường hợp nào, thì việc nhìn thấy những món đồ này mỗi ngày đều có thể khiến bạn cảm thấy lo sợ. Đó chắc chắn không phải là cảm giác mà ban muốn có.

9. Thức ăn thừa lưu cữu trong tủ lạnh
Với những thực phẩm dễ hỏng có nguồn gốc động vật, nguyên tắc hàng đầu là phải ăn, vứt, hoặc cấp đông sau 3 ngày. Vi khuẩn Listeria có liên quan với nhiều hậu quả đáng sợ như viêm màng não, sảy thai và thậm chí là chết người. vi khuẩn này có thể sinh sôi nảy nở lên tới hàng triệu trong một tuần ở nhiệt độ của ngăn mát tỷ lạnh.

10. Mascara cũ
Đồ trang điểm dạng lỏng, như mascara, có thể chứa vô số mầm bệnh, do đó nên vứt bỏ ống mascara cũ sau khi mở 2 – 3 tháng. Mỗi lần dùng mascara, bạn sẽ chải lên lông mi tất cả những mầm bệnh có trong đó, cũng như đưa vào cây mascara mọi loại vi khuẩn có trên da hoặc lông mi bạn, sau đó nhốt chúng trong một môi trường ẩm và ấm, rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Một trong những chức năng cơ bản của lông mi là ngăn không cho bụi bẩn và mầm bệnh rơi vào mắt, vì thế những đồ trang điểm mà bạn bôi lên lông mi phải càng sạch càng tốt.

11. Giá để kính áp tròng bẩn
Sử dụng giá để kính áp trong bẩn là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nhiễm trùng mắt. Do đó các chuyên gia khuyên nên thay mới giá để kính áp tròng ít nhất 3 tháng một lần, cũng như rửa sạch, để khô tự nhiên và sử dụng dung dịch mới hằng ngày.

12. Gia vị để lâu
Những loại gia vị lưu cữu trong tủ bếp năm này qua năm khác có thể không làm bạn phát bệnh - nhưng chúng sẽ không đem lại hương vị gì cho món ăn, vốn là điều rất quan trọng khi bạn đang cố nấu những bữa ăn lành mạnh không chứa quá nhiều chất béo hoặc calo. Gia vị tươi đồng nghĩa với sự khác biệt giữa những bữa ăn nhạt nhẽo mà bạn chỉ muốn bỏ mứa với những món ăn thơm ngon vừa no bụng lại vừa tốt cho sức khỏe.

13. Kem chống nắng cũ
Với kem chống nắng, hạn sử dụng thực sự là điều đáng quan tâm. Những chất giúp ngăn chặn tia mặt trời sẽ bị biến tính dần theo thời gian, lúc đó thì dù có trát bao nhiêu kem lên người đi nữa, nó cũng không bảo vệ da bạn khỏi lão hóa hoặc nguy cơ ung thư.

14. Son bóng cũ
Bất cứ thứ gì sử dụng quanh môi đều có thể nhanh chóng chứa nhiều vi khuẩn, và vi khuẩn càng ở lâu trong ống ẩm ướt, chúng càng sinh sôi nhiều. Điều này sẽ làm tăng khả năng bạn bị nhiễm trùng nếu có vết rách hoặc nứt nẻ trên đôi môi mỏng manh.

Vì lý do đó, các chuyên gia khuyên không để son bóng và các đồ trang điểm môi khác quá 6 tháng sau khi mở và bắt đầu sử dụng, hoặc khi đã hết hạn, tùy theo điều nào đến trước.

15. Lưới lọc không khí bị tắc và có mùi mốc

Nếu có máy lọc không khí trong nhà, thì bạn đã được một điểm cộng, vì nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí trong nhà kém hơn ngoài trời từ 25 - 100 lần. Trên thực tế, một ngôi nhà rộng 45m2 có thể tích tụ khoảng 2kg bụi. Tuy nhiên đừng quên thay mới lưới lọc, bằng không bạn có thể đang nuôi vi khuẩn và nấm mốc trong nhà và thổi chúng vào không khí.

Bao lâu nên thay lưới lọc một lần tùy thuộc vào loại máy mà bạn sử dụng, vì thế nên kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như làm theo trực giác. Một dấu hiệu cho thấy cần thay lưới lọc là khi ngửi thấy mùi mốc.

16. Áo chíp đã dão

Lần cuối cùng bạn mua áo chíp là khi nào? Các sợi chun ở áo chíp sẽ bị dão ra theo thời gian (và máy giặt càng đẩy nhanh quá trình này), làm giảm sự nâng đỡ cho bầu ngực.

Thay áo chíp mới khi không còn cảm thấy sự nâng đỡ và thoải mái nữa sẽ giúp giảm đau lưng cho những phụ nữ nặng cân, cũng như làm giảm quá trình lão hóa tự nhiên của mô ngực.

17. Miếng mút lau bếp

Nghiên cứu cho thấy miếng mút trong bếp là thứ chứa nhiều mầm bệnh nhất trong nhà. Tuy một số chuyên gia khuyên nên “quay” những miếng mút này trong lò vi sóng hằng ngày để diệt khuẩn, song tốt hơn là không dùng chúng. Khi sử dụng miếng mút để thấm nước chảy ra từ thịt, có thể chứa những vi khuẩn có hại như salmonella, rồi sau đó lại để nó ở nhiệt độ phòng, thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và ngay cả máy rửa bát cũng không tiêu diệt được.

Vì thế lời khuyên là nên dùng khăn vải để lau bát đĩa, thay khăn sạch vài ngày một lần và bỏ khăn bẩn vào đống đồ cần giặt. Vì mỏng hơn nên khăn vải sẽ khô nhanh hơn miếng mút giữa mỗi lần giặt, giúp giảm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn.

18. Thớt nhựa
Việc chặt và thái trên thớt nhựa sẽ để lại những vết xước, có thể thấy chỉ sau vài lần dùng. Khi vi khuẩn chui được vào những khe kẽ tí xíu này và bắt đầu sinh sôi, sẽ rất khó thoát được chúng.

Lời khuyên là bạn nên chuyển sang dùng thớt gỗ vì gỗ có chứa resin là chất có tính kháng khuẩn tự nhiên. Điều này có nghĩa là khi thớt gỗ có những vết xước và vi khuẩn lọt được vào, chúng sẽ bị tiêu diệt thay vì nhân lên.

19. Thiết bị thông minh

Bạn không cần phải vứt chiếc iPhone yêu quí vào thùng rác (phù, may quá!), nhưng chắc chắc là bạn không nên dính vào nó suốt ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá tải thông tin – điều thường xảy ra khi luôn sử dụng các thiết bị thông minh—có liên quan với trầm cảm và lo âu. Điều này đặc biệt đúng với những người suốt ngày “dán mắt” vào smartphone và máy tính bảng, cũng như những người sử dụng nhiều thiết bị một lúc.

Hãy tắt máy đi và bỏ nó vào ngăn kéo ít nhất vài lần mỗi tuần để bộ óc được giải lao, tốt nhất là theo thời gian biểu cụ thể (ví dụ hàng ngày sau 9 giờ tối hoặc buổi sáng cuối tuần trước 12 giờ trưa).

20. Ghế ngồi
Các nghiên cứu trên toàn cầu đã cho thấy trung bình một người ngồi 7,7 tiếng mỗi ngày, và một số ước tính chúng ta ngồi tới 15 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi nhiều sẽ tác động đến hệ thống chuyển hóa của cơ thể, và có thể dẫn đến béo phì, cao huyết áo, tiểu đường, ung thư và trầm cảm. Nhưng chỉ đơn giản là đi tập gym nhiều hơn cũng có thể không đẩy lùi được “bệnh ngồi nhiều.

Hội Y khoa Mỹ khuyến cáo nên dùng bàn đứng khi làm việc như một cách “tuyệt vời” để chống lại những vấn đề sức khỏe liên quan với ngồi nhiều.
Hội Y Khoa Mỹ khuyến cáo nên dùng\\\\\\\\\\\\\\\

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

CUNG CẤP THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẤT LƯỢNG

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm lo ngại của các nhà doanh nghiệp và các chủ đầu tư vì vấn đề xả thải ra môi trường ngày càng nhiều, đòi hỏi các công ty môi trường xử lý nước thải, nước cấp phải hoạt động mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp...
Nhưng để một hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt và mạnh mẽ lâu dài thì cần phải có những thiết bị xử lý nước thải chất lượng " thực sự ".
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, công ty môi trường Minh Việt chuyên cung cấp, lắp đặt, hướng dẫn vận hành các thiết bị xử lý nước thải đa dạng về thể loại, linh động về mẫu mã và kích thước đảm bảo chất lượng, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Chúng tôi có các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực xử lý nước thải bao gồm:
1.  Màng MBR.
2. Máy sục khí bề mặt DBS
3. Đĩa thổi khí/ ống thổi khí EDI-USA.
4. Giá thể vi sinh cho bể sinh học.
5. Thiết bị xử lý nước thải Estruagua
6. Motor hộp số cho bể lắng.
7. Máy ép bùn băng tải, khung bản
8. Thiết bị tách nước khỏi phân.

Tại sao bạn nên chọn chúng tôi ?
Đến với công ty chúng tôi bạn sẽ : 
  • Tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng tận tình, giải đáp tất cả những thắc mắc của khách hàng.
  • Thiết bị đa dạng về mẫu mã và kích thước
  • Chất lượng đảm bảo tốt nhất và chất lượng nhất.
  • Dịch vụ bảo trì và vận hành hệ thống miễn phí
  • Nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi:
          CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
               Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
                     MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
                           Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
                                         Website: http://moitruongmivitech.com


Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

TÌNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI

Được biết nước thải là nguồn nước đã bị nhiễm bẩn mà con người không còn xử dụng nữa và thải bỏ ra môi trường. Tùy theo ngành nghề, mục dích sử dụng nước mà nước thải có chứa các thành phần, hợp chất khác nhau, đặc trưng cho từng ngành.

Song, có thể phân loại tính chất nước thải như sau:
- tính chất vật lý
- tính chất hóa học
- tính chất sinh học
                          

1. Tính chất vật lý
Trong đó tính chất vật lý được xác định dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Chất thải rắn có nồng độ dao động từ 350- 1200mg./l. Bao gồm các thành phần:
+ Chất rắn hữu cơ có chứa các nguyên tố C, H, O, N, P và được chuyển thành CO2  và H2O khi cháy ờ 550oC.
+ Chất rắn vô cơ là các thành phần còn lại sau khi đốt cháy và giữ lại trên giấy lọc.
+ Chất rắn lơ lửng bao gồm các thành phần TSS, VSS với hàm lượng thường có trong nước thải sinh hoạt từ 100- 350 mg/l
+ Chất rắn tan bao gồm tổng hàm lượng chất rắn tan được ( TDS), các chất áắn dễ bay hơi và chất rắn tan cố định.
- Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, dùng để đánh giá trạng thái chung của nước thải, mỗi loại nước thải với các thành phần khác nhau thì màu nước cũng sẽ thay đổi.

                          

- Độ đục: môt trong những đặc điểm dễ nhận biết về sự ô nhiễm của nước chính là độ đục. Nó được tạo bởi các chất lơ lửng trong nước như tảo, vi sinh vật, đất sét, bọt xà phòng....
- Mùi: được tạo ra khí sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ...thông thường có mùi mốc, nhưng nếu nước thải bị nhiễm khuẩn thì nó sẽ chuyển sang mùi trừng thối do sự tạo thành khí H2S trong nước.
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nguồn nước sạch ban đầu, bời vì nó đã đượ gia nhiệt từ các đồ dùng trong gia đình hay từ các quá tình vận hành, sản xuất của các nhà máy, xí  nghiệp...

2. Tính chất hóa học
Tính chất thứ hai của nước thải là tính chất hóa học: thường là tính chất của các chất vô cơ và hữu cơ
- Các hợp chất hữu cơ  như protein, dầu mỡ, cacbohydrat và các chất tẩy rửa gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý, tạo ra những mùi hôi khó chịu cũng như làm giảm khả năng hòa tan oxy trong nước...
- Các hợp chất vô cơ như độ pH, độ kiềm, clo, nito, photpho, lưu huỳnh, các hợp chất hữu cơ độc và ác kim loại nặng...cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn  nước thải
+ pH: độ pH ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước, lá một trong những thông số luôn được theo dõi và chú ý đến trong quá trình xử lý nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao nhất.
+ Độ kiềm: là thông số đặc trưng cho khả năng trung hòa axit, là môi trường đệm của nước thải trong suốt quá trình xử lý nước.
+ Clo: tồn tại chủ yếu ở dưới dạng Cl-, trong nước thải nó có nông độ cao hơn trong nước thường.
+ Nito, photpho là những chất dinh dưỡng trong nước cần thiết cho các tế bào sống.
+ Các hợp chất gây độc và kim loại nặng: ảnh hưởng không tốt cho quá trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học...

3. Tính chất sinh học
Nói đến tình chất sinh học là đề cập đến các loài sinh vật trong nước và nước thải bao gồm:
- Các động vật nước
- Các thực vật nước
- Động vật nguyên sinh, vi khuẩn, virut....
Chính vì những tính chất trên mà người ta có thể dựa vào đó để đưa ra biện pháp cũng như những công nghệ xử lý phù hợp cho từng loại nước, từng trường hợp nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm, tránh lãng phí.


Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

PHÁT HIỆN KHU RỪNG TIỀN SỬ 10.000 NĂM TUỔI DƯỚI ĐÁY BIỂN

 Một thợ lặn đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra khu rừng tiền sử 10.000 năm tuổi lạ thường chìm dưới đáy Biển Bắc. Các chuyên gia tin rằng nó có thể trải dài đến tận châu Âu.
Bà Dawn Watson, 45 tuổi, một thợ lặn người Anh đã phát hiện ra “khu rừng bị thất lạc” đặc biệt này khi lặn xuống độ sâu 300 mét ở ngoài khơi bờ biển Cley next the Sea, Norfolk.
Bà tìm thấy những cây sồi nguyên vẹn với các cành nhánh dài tới 8 mét ở sâu dưới đáy biển. Các chuyên gia tin rằng chúng chìm ở ngoài khơi bờbiển Norfolk kể từ Kỷ Băng hà.
Khu rừng được cho là đã bị lộ ra sau thời tiết mưa bão vào mùa đông năm ngoái.
Khu rừng 10.000 năm tuổi được nữ thợ lặn Dawn Watson phát hiện ra khi lặn ở độ sâu 300 mét tại ngoài khơi bờ biển Norfolk. (Ảnh: Dailymail)
Khu rừng 10.000 năm tuổi được nữ thợ lặn Dawn Watson phát hiện ra khi lặn ở độ sâu 300 mét tại ngoài khơi bờ biển Norfolk. (Ảnh: Dailymail)
Bà Watson đã lặn ở Biển Bắc 16 năm nay cho biết bà “hoàn toàn choáng váng” khi phát hiện ra những cây sồi cổ đại. (Ảnh: Dailymail)
Bà Watson đã lặn ở Biển Bắc 16 năm nay cho biết bà “hoàn toàn choáng váng” khi phát hiện ra những cây sồi cổ đại. (Ảnh: Dailymail)
Bà Watson, người điều hành dự án khảo sát Hiệp hội Bảo tồn Biển, Nghiên cứu biển tại Đông Anglia cùng với đối tác là Rob Spray cho biết bà “hoàn toàn choáng váng” với phát hiện này.
Bà nói: “Tôi không thể tin những gì mình nhìn thấy lần đầu”. “Ven bờ biển khá động vì thế tôi quyết định lặn xa hơn một chút và sau khi bơi qua 300 mét cát, tôi phát hiện ra một dãy núi đen dài”.
“Nhìn kỹ hơn, tôi nhận ra đó là gỗ và khi bơi xa hơn, tôi bắt đầu tìm thấy toàn bộ thân cây với cành nhánh ở trên ngọn. Trông như chúng từng bị đốn hạ”.
“Thật tuyệt khi tìm thấy và nghĩ rằng những cái cây nằm ở đây hoàn toàn chưa được khám phá ra trong hàng ngàn năm. Bạn chắc chắn không mong nhanh thoát khỏi đây và tìm thấy 1 khu rừng”.
Bà Watson đã lặn ở Biển Bắc trong 16 năm cho biết những cây này được cho là một phần của khu rừng khổng lồ có thể rộng hàng ngàn mẫu.
Nhưng người ta tin rằng khu rừng đã bị ngập sâu dưới biển khi băng tan và nước biển dâng lên 120 mét.
Những cây đổi nằm trên mặt đất, hình thành 1 rạn san hô tự nhiên kết hợp với các loại cá, động vật và thực vật hoang dã nhiều màu sắc.
Khu rừng tiền sử được phát hiện ở ngoài khơi Cley next the Sea, Norfolk. (Ảnh: Dailymail)
Khu rừng tiền sử được phát hiện ở ngoài khơi Cley next the Sea, Norfolk. (Ảnh: Dailymail)
Nó có thể bị nhấn chìm do băng tan và mực nước biển tăng 120 mét. (Ảnh: Dailymail)
Nó có thể bị nhấn chìm do băng tan và mực nước biển tăng 120 mét. (Ảnh: Dailymail)
Khu rừng kỳ lạ này bị lộ ra sau thời tiết mưa bão hồi mùa đông năm ngoái. (Ảnh: Dailymail)
Khu rừng kỳ lạ này bị lộ ra sau thời tiết mưa bão hồi mùa đông năm ngoái. (Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: Dailymail)
“Sau một thời gian, khu rừng sẽ mang phong cách Tolkein toàn diện, trải dài hàng trăm dặm”, ông Spray, đối tác của bà Watson nói.
“Nó sẽ ngày càng phát triển và vào những ngày đó, không ai có thể phá hủy nó, bởi thế mà nó trở thành 1 khu rừng khổng lồ”.
“Trông nó giống như 1 cảnh trong Hobbit hoặc trong “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, điều mà chúng ta không có được ở đất nước này. Các nhà địa chất học đã rất vui mừng về điều này. Đây thực sự là một khám phá kỳ diệu”.
2 nhà nghiên cứu hiện hy vọng rằng phương pháp carbon phóng xạ (radio carbon dating) có thể giúp họ xác định được độ tuổi chính xác của khu rừng.
Theo nguồn: thiennhien.net

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM NITRAT, NITRIT, AMONIAC

Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO2- và NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Như vậy:
Nếu nước chứa NH3 và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.
Nếu nước chủ yếu có NO2- thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, ít nguy hiểm hơn.
Nếu nước chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.
Ở điều kiện yếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên. Amoniac là chất gây nhiễm độc trầm trọng cho nước, gây độc cho loài cá.
Việc sử dụng rộng rãi các nguồn phân bón hóa học cũng làm cho hàm lượng amoniac trong nước tự nhiên tăng lên. Trong nước ngầm và nước đầm lầy hay gặp Nitrat(NO3-) và amoniac với hàm lượng cao.
nuoc_nhiem_nitrat_nitrit_amoniac
nuoc_nhiem_nitrat_nitrit_amoniac
Các giải pháp
Các giải pháp xử lý tổng quát
1. Phương pháp khử ion Amoni
1.1. Phương pháp Clo hóa nước đến điểm đột biến
Khi cho CLo vào nước, trong nước tạo ra axit hypoclorit
 Cl2 + H2O ⇔ HCl + HOCl
Axit hypoclorit kết hợp với NH4+ tạo thành Cloramin. Khi nhiệt độ nước ≥200C, pH ≥7 phản ứng diễn ra như sau:
 OH- + NH4+→ NH4OH ⇔ NH3 + H2O
 NH3 + HOCl → NH2Cl + H2O monocloramin
 NH2Cl + HOCl → NHCl2 + H2O dicloramin
 NHCl2 + HOCl → NCl3 + H2O tricloramin
Quá trình kết thúc sau 3 phút khuậy trộn nhẹ. Tại điểm oxy hóa hết Cloramin và trong nước xuất hiện Clo tự do gọi là điểm đột biến. Sau khi khử hết NH4+ trong nước cò lại lượng clo dư lớn, phải khử clo dư trước khi cấp cho người tiêu thụ.
- Khử Clo dư trong nước sau khi lọc bằng Natrisunfit (Na2SO3)
Na2SO3 + Cl2 + H2O → 2HCl + Na2SO4
- Khử Clo dư trong nước sau khi lọc bằng Trionatrisunfit (Na2S2O3)
4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O → 2NaCl+ 6HCl + 2H2SO4
Quá trình diễn ra hoàn chỉnh sau 15 phút khuấy trộn đều hóa chất và nước
1.2. Phương pháp làm thoáng
Muốn khử NH4+ ra khỏi nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0 để biến 99% NH4+ thành khí NH3 hòa tan trong nước.
- Nâng pH của nước thô: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5
- Tháp làm thoáng khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac có hàm lượng đầu vào 20 – 40 mg/l, đầu ra khỏi giàn hàm lượng còn lại 1 – 2mg/l, như vậy hiệu quả khử khí của tháp phải đạt 90 – 95%. Hiệu quả khử khí NH3 của tháp làm thoáng khi pH ≥11 phụ thuộc nhiều nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ nước tăng, tốc độ và số lượng ion NH4 chuyển hóa thành NH3 tăng nhanh.
1.3. Phương pháp trao đổi ion
Để khử NH4+ ra khỏi nước có thể áp dụng phương pháp lọc qua bể lọc cationit. Qua bể lọc cationit, lớp lọc sẽ giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và cho vào nước ion Na+. Để khử NH4+ phải giữ pH của nước nguồn lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8. Vì khi pH ≤ 4, hạt lọc cationit sẽ giữ lại cả ion H+ làm giảm hiệu quả khử NH4+ . Khi pH > 8 một phần ion NH4+ chuyển thành NH3 dạng khí hòa tan không có tác dụng với hạt cationit.
1.4. Phương pháp sinh học
Lọc nước đã được khử hết sắt và cặn bẩn qua bể lọc chậm hoặc bể lọc nhanh, thổi khí liên tục từ dưới lên. Do quá trình hoạt động vi khuẩn Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2-thành NO3- . Quá trình diễn ra theo phương trình:
NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O
1.02NH4++ 1.89O2 + 2.02HCO3- → 0.21C5H7O2N + 1.0NO3- + 1.92 H2CO3 + 1.06H2O
2. Khử Nitrate NO3-
Để khử nitrat dùng lọc thẩm thấu ngược RO, điện phân, trao đổi ion trong các bể lọc ionit.
Điều kiện áp dụng phương pháp trao đổi ion
- Nước có hàm lượng cặn < 1mg/l.
Tổng hàm lượng ion NO3- và SO42- và Cl- có sẵn trong nước phải nhỏ hơn 250 mg/l là hàm lượng ion Cl- lớn nhất cho phép có trong nước ăn uống. Vì khi lọc qua bể lọc anionit các ion SO42-, NO3- được giữ lại, thay bằng ion Cl- khi hoàn nguyên bể lọc anionit bằng dung dịch muối ăn.