Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và các dịch vụ khác thì nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng. Chính vì thế ngành công nghiệp sản xuất giấy ngày càng phát triển và chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, ngành sản xuất này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng cần phải được giải quyết.
I. Thành phần, tính chất nước thải sản xuất giấy
7507bf3774d0dd.img  HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI 2014
  • Nước thải sản xuất bột giấy:
Thành phần nước thải sản xuất giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Ước tính để sản xuất một tấn sản phẩm có thể phát sinh từ vài chục đến vài trăm mét khối nước thải. Nguyên liệu sản xuất bột thông thường là gỗ rừng, tuy nhiên cũng có thể là bất kể nguồn xellulô nào, ví dụ tre nứa, bã mía, đay, giấy vụn, giấy phế liệu …
Nhìn chung nước thải từ sản xuất giấy có hàm lượng SS và hàm lượng BOD5, COD cao, một số phân xưởng còn thải ra nước có độ màu, hàm lượng chất rắn hòa tan, PH, Coliform và nhiệt độ cao cần xử lý. Nồng độ chất bẩn trong nước thải thay đổi phụ thuộc vào quy trình sản xuất và trang thiết bị từng phân xưởng và từng loại máy. Bột giấy có thể là bột không tẩy hoặc tẩy trắng. Để tẩy trắng bột giấy, tùy vào công nghệ các chất oxy hóa khác nhau như hyđrôperoxit, clo, clođioxit,… sẽ được sử dụng, do đó nước thải từ công đoạn tẩy trắng thường chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là khi chất tẩy là clo.
Thành phần nước thải của nhà máy sản xuất giấy như sau:
thành phần nước thải giấy HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI 2014
Thành phần nước thải sản xuất giấy

II. Quy trình xử lý nước thải sản xuất bột giấy
giay HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY MỚI 2014
Quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy
Thuyết minh quy trình công nghệ:
  • Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh PH thích hợp.
  • Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải.
  • Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem  đi chôn lắp hoặc trãi đường.
  • Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động cuả các quá trình xử lý tiếp theo.
  • Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy sang bể kỵ khí.
  • Sau đó, nước được đưa nước sang bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn.
  • Nước thải tiếp tục sang bể arotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm.
  •  Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
  • Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua Clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ.
  • Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Quý công ty nào đang gặp khó khăn trong việc xử lý nước thải sản xuất giấy cũng như các dịch vụ môi trường khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
Website: http://moitruongmivitech.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét