Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Ngày nay sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trở nên vấn đề vô cùng cấp thiết. Cách đây không lâu vấn đề này chỉ được đề cập ở các nước phương Tây, nhưng hiện nay nó đã trở thành một vấn đề " nóng " ở hầu hết các quốc gia.
Kính tiết kiệm năng lượng là giải pháp hàng đầu cho công trình xây dựng hiện đại hay còn gọi là công trình “xanh”.
Công nghệ kỹ thuật gia công kính đang hướng tới phát huy những tính năng tuyệt vời của kính, làm gia tăng các tính năng sử dụng như: chịu lực, tiết kiệm năng lượng, chịu lửa… để ứng dụng cho các công trình xây dựng hướng tới đạt tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính.


Thăng Long Number One - Công trình sử dựng sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng Viglacera - “Công trình xanh” đầu tiên được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận
Kính tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng cao, được gia công nghệ thuật từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính, đồng thời có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Kính Tiết kiệm năng lượng: Phủ cứng và phủ mềm

Hiện nay trên thế giới đang có hai dạng công nghệ phủ cho loại kính này là phủ cứng và phủ mềm. Công nghệ phủ cứng (phủ online) là phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng hóa học (CVD) tức tạo ra một lớp màng mỏng nhờ liên kết dưới dạng khuyếch tán, là kết quả của phản ứng giữa các pha khí với bề mặt được nung nóng. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra là một lớp màng phủ cứng và chịu mài mòn có liên kết rất mạnh với vật liệu nền.


Vị trí dây chuyền sản xuất và công đoạn phủ bằng nhiệt phân

Nguyên lý phủ cứng là lớp phủ được hình thành không dùng kích thích bên ngoài mà chỉ nhờ vào tác động nhiệt hoặc hóa học nên nhiệt độ xử lý thường phải cao từ 800 - 1000oC để tăng tốc độ của quá trình phản ứng. Do đó, thiết bị sử dụng cho công nghệ phủ cứng thường được lắp đặt ngay ở vị trí cuối của bể thiếc trên chuyền sản xuất kính nổi khi kính còn đang nóng chảy và trước khi đưa sang lò ủ đề làm nguội. Với công nghệ phủ cứng, kính tiết kiệm năng lượng sẽ có được lớp phủ với độ bền cao, dễ dàng cắt, khoan, mài, tôi nhiệt hay dán mà không ảnh hưởng đến lớp phủ và nhược điểm là chủng loại sản phẩm bị hạn chế, chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng không cao, không linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, khó điều chỉnh chiều dày lớp phủ, hơn nữa độ dày của lớp phủ lớn dễ gây ảnh hướng đến độ truyền sáng cũng như độ trong suốt của kính.

Công nghệ phủ mềm (phủ offline) là phương pháp phủ bằng công nghệ bốc bay chân không lắng đọng trong vật lý (PVD). Công nghệ phủ này là một tập hợp các quá trình phủ một lớp màng mỏng được thực hiện dưới điều kiện chân không, bao gồm sự phát ra các ion dương của nhiều kim loại khác nhau. Các ion kim loại này tác động với các ion của các loại khí công nghệ như Argon, Nitơ và Oxy tạo ra các hỗn hợp khác nhau mà kết quả là tạo ra một liên kết cơ học giữa lớp màng phủ với nền. Do quá trình phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng vật lý diễn ra trong môi trường chân không vì thế công nghệ này được gọi là quá trình phún xạ.


Nguyên lý quá trình phún xạ

Theo một cách đặt vấn đề khác là kính được phủ trên dây chuyền phủ màng mỏng tùy môi trường chân không là một dây chuyền độc lập với dây chuyền sản xuất kính nổi. Công nghệ phủ mềm có ưu điểm là chủng loại sản phẩm đa dạng; các chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng tốt hơn kính phủ cứng; đảm bảo độ trong suốt của kính; có khả năng điều chỉnh độ truyền sáng của sản phẩm theo yêu cầu của công trình hoặc khí hậu; linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, nhưng lại có nhược điểm là độ bền lớp phủ không cao, chủ yếu sử dụng trong kính hộp và yêu cầu khắt khe khi gia công.

Phủ mềm - Sự lựa chọn tối ưu cho ngành công nghệ cao

Với hai dạng công nhệ này, thì hầu hết các nước trên thế giới đang sử dụng các sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng được sản xuất theo công nghệ phủ mềm bởi những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với kính được phủ cứng. Bên cạnh đó, công nghệ phủ mền cũng rất phù hợp với xu thế chung của nhu cầu thị trường về kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.


Sơ đồ mô tả cấu trúc lớp phủ điển hình của kính Solar control

Nhược điểm của công nghệ phủ mềm là độ bền của lớp phủ không cao nhưng với sản phẩm kính Solar Control đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề đó. Kính Solar Control là kính được phủ các lớp phủ kim loại không chứa bạc nên có thể lắp đặt đơn lớp mà không ảnh hưởng đến độ bền của lớp phủ. Kính Solar Control có khả năng ngăn cản lượng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy từ ánh sáng mặt trời đạt khoảng từ 5 - 95%; đối với năng lượng từ ánh sáng mặt trời lên tới 79% và đặc biệt với những tia cực tím, khả năng ngăn cản lên tới 99%. Có nhiều tính năng vượt trội như vậy, nhưng kính Solar Control lại không phải là lựa chọn thích hợp cho vùng khi hậu lạnh vì không tận dùng tối đa được năng lượng và ánh sáng từ mặt trời.



Sơ đồ mô tả cấu trúc lớp phủ điển hình của kính Single Low - E

Vì vậy, kính Low - E là kính được phủ các lớp phủ có chứa bạc đã giải quyết được vấn đề này. Ngoài những tính năng cơ bản như kính Solar Control, kính Low - E còn có những tính năng khác phù hợp với thời tiết lạnh của mùa đông. Kính Low - E đảm bảo phần lớn lượng ánh sáng mặt trời mà mắt thường có thể nhìn thấy để chiếu sáng phía bên trong nhà và chống thất thoát nhiệt từ phía trong nhà ra môi trường bên ngoài.

Nếu như kính Solar Control tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm nhiệt lượng từ bên ngoài vào trong nhà để giảm thiểu chi phí sử dụng cho điều hòa làm mát căn phòng thì ngược lại, kính Low - E lại tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm năng lượng tiêu hao từ việc dùng lò sưởi làm ấm căn phòng.

Với đặc điểm khí hậu ba miền khắc nghiệt và phân vùng: Bắc, Trung, Nam như ở Việt Nam thì kính tiết kiệm năng lượng phải đáp ứng linh hoạt được cả 2 loại khí hậu nóng và lạnh, vì thế cơ cấu sản phẩm phải bao gồm  cả 2 loại kính là Solar Control và Low - E.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là việc đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với tạp chất bẩn, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng hoặc tạo dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô  nhiễm môi trường.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học thường được áp  dụng để xử lý nước thải công nghiệp. Tùy thuộc vào điểu kiện địa phương và điểu kiện vệ sinh cho phép, phương pháp xử lý hóa học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc xử lý nước thải.
Phương pháp xử lý hóa học bao gồm:

1. Phương pháp trung hòa

Xử lý nước thải bằng phương pháp này dủng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính. Phương pháp này có thể thực hiện bằng cách: Trộn lẫn nước thải chứa axit và chứa kiềm, bổ sung thêm tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hòa....

2. Phương pháp keo tụ
Dùng làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành những bông có kích thước lớn

3. Phương pháp ozon hóa

Cũng tính vào phương pháp hóa học. Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo bằng ozon. Ozon nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ

4. Phương pháp điện hóa học

Là phương pháp phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực anốt hoặc dùng để thu hồi các chất quý đồng thời

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải để tách các chất không hòa tan và 1 phần các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học gồm:

1.Song chắn rác


Trong các công trình xử lý nước thải lưới lọc dùng để chắn cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi như giấy, rau, cỏ rác... được gọi chung là rác.Rác thường được chuyển tới máy ngiền rác, sau khi được nghiền nhỏ cho đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn. Trong những năm gần đây sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ, vừa nghiền rác đối với trạm xử lý công suất vừa và nhỏ.

2. Bể lắng cát


Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn ( như xỉ than, cát... ) chúng không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh háo nước thải và xử lý cặn bã, cũng như không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên trạm xử lý. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô trên sân phơi và sau đó thường được sử dụng lại cho những mục đích xây dựng
3. Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ rớt xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặ. Cặn lắng và bọt nồi  nhờ các thiết bị cơ hoc5thu gom và vận chuyển lên công trình xử lý cặn

4. Bể vớt dầu mỡ

Thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu ỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thường được thực hiện  ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi
5. Bể lọc
Nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc , công trình này sử dụng chủ  yếu cho 1 số loại nước thải công nghiệp
phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60 % các tạp chất không hòa tan và 20% BOD

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH KEO TỤ


2. 
1. Sơ lược
     Trong xử lý nước thải phương pháp keo tụ tạo bông là một phương pháp hóa lý nhằm xử lý màu nước, loại bỏ các chất rắn ở dạng lơ lửng, chất hòa tan…bằng các chất keo tụ (phèn nhôm hoặc phèn sắt) và các chất trợ keo tụ như polymer, PAC…tạo nên những  bông cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy.

                             

-         Quá trình keo tụ tạo bông xảy ra 2 giai đoạn:
+  Bản thân chất keo tụ phát sinh thuỷ phân, quá trình hình thành dung dịch keo, và ngưng tụ.

+ Trung hoà hấp phụ lọc các tạp chất trong nước.
Kết quả của  quá trình trên là hình thành các hạt lớn lắng xuống.


                             

-    Cơ chế của quá trình keo tụ là làm mất đi sự ổn định của dung dịch keo có trong nước bằng các biện pháp:
        + Nén lớp điện tích kép dược hình thành giữa pha rắn và lỏng: giảm điện thế bể                      mặt bằng hấp phụ và trung hoà điện tích.

                 + Hình thành các cầu nối giữa các hạt keo.
                 + Bắt giữ các hạt keo vào bông cặn.

-      Các loại phèn thường dùng trong quá trình keo tụ: phèn nhôm Al2(SO4)3, phèn sắt FeCl3 hay FeSO4 ở dưới dạng hòa tan.
-      Đối với phèn nhôm khi cho vào nước sẽ phân ly thành các ion Al3+ và bị thủy phân thành Al(OH)3:
Al3+  + 3H2O -----> Al(OH)3 +3H+
Trong đó các ion H+ sẽ được khử bằng độ kiềm tự nhiên của nước.
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ tạo bông: 
Trị số pH của nước có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình keo tụ.
·         Trị số pH trong nước quá cao hay quá thấp đều làm cho Al(OH)3 hòa tan, làm tăng hàm lượng nhôm dư trong nước
·         pH<5,5  Al(OH)3 có tác dụng như một chất kiềm làm tăng hàm lượng Al3+trong nước
Al(OH)3 + 3H+ --à Al3+ + 3H2O
·         Khi pH > 7,5, Al(OH)3 đóng vai trò như một axit làm cho gốc AlO2-
·         Nên vậy, đối với phèn nhôm thì độ pH= 6-6,5 là tối ưu
-          Lượng dùng chất keo tụ
·         Quá trình keo tụ không phải là một loại phản ứng hóa học bình thường nên cần phải có thực nghiệm cụ thể để tìm lượng phèn tối ưu cho xử lý nước thải.
·         Thường lượng phèn cần thiết nằm trong khoảng 0,1 – 0,5 mgđl/l. Nếu dùng Al(OH)3.18H20 thì liều lượng 10 – 50mg/l.
·         Lượng huyền phù càng nhiều thì lượng chất keo tụ càng lớn.
-          Nhiệt độ của nước:
·         Ảnh hưởng của nước tới quá trình keo tụ không lớn khi dùng muối sắt.
·         Nếu dùng phèn nhôm sunfat tì nhiệt độ tốt nhất từ 25 – 300C
-          Tốc độ khuấy:
                      

·         Quan hệ tốc độ khuấy của hỗn hợp nước và chất keo tụ đến tính phận bổ đồng đều của chất keo tụ và cơ hội va chạm giữa các hạt keo cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ.
·         Tốc độ khuấy tốt nhất là chuyển từ nhanh sang chậm.
·         Lúc đầu ta khuấy nhanh nhằm khuếch tán nhanh chất keo tụ đến các nơi trong nước kịp thời tác dung với các tạp chất trong nước
·         Sau khi hỗn hợp hình thành bông phèn và lớn lên ta nên khuấy chậm lại để tránh làm vỡ vun các bông phèn đã hình thành.
-          Tạp chất trong nước:
·         Các ion ngược dấu ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, sẽ làm tăng khả năng keo tụ trong nước.
·         Nhưng vì ảnh hưởng đó rất phức tạp nên hiện nay người ta vẫn chưa nắm chắc được quy luật của nó.
·         Bên cạnh đó cũng có những tạp chất ngăn cản quá trình keo tụ, ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải như khi trong nước chứa một lượng lớn chất hữu cơ cao phân tử ( như axit humic), nó có thể hấp thụ trên bề mặt dung dich  keo, dẫn tới tác dụng bảo vệ dung dịch keo làm cho hạt keo thu được khó keo tụ, làm giảm hiệu suất xử lý.
-          Môi chất tiếp xúc
·         Thông thường trong các thiết bị keo tụ hoặc xử lý bằng kết tủa, phần lớn các thiết kế đều có lớp cặn bùn. Vì lớp cặn bùn ấy sẽ khiến cho quá trình tủa hoàn toàn, tốc độ kết tủa tăng nhanh bởi nó có tác dụng hấp phụ, thúc đẩy và tác dụng giống như hạt nhân kết dính.




NHỮNG VẬT DỤNG HẰNG NGÀY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE ĐÁNG NGỜ

 Để có một sức khỏe tốt không chỉ có ở việc ăn uống đủ chất và tập thể dục điều độ là đủ mà bạn cần phải để tâm đến những đồ vật đang khiến sức khỏe bạn thụt lùi mà không hề hay biết. Vậy bạn có muốn mình có một sức khỏe thật tốt không ? Hãy kiểm tra những món đồ sau đây có tồn tại trong nhà bạn không nhé ?


1.Đồ đựng bằng nhựa cũ
Hãy kiểm tra đống hộp đựng thức ăn của bạn và quẳng đi những thứ làm bằng nhựa cứng, trong, có đóng dấu số 7 hoặc “pc” (viết tắt của từ polycarbonate). Những loại đồ đựng này có thể chứa BPA.
Tuy các nhà sản xuất đã loại bỏ BPA ra khỏi những đồ đựng bằng nhựa polycarbonate mới, song những đồ dựng kiểu cũ có thể vẫn còn chất này. Việc sử dụng nhiều lần có thể khiến hóa chất thoát ra.

Cũng không được đun nóng bất kỳ loại đồ nhựa nào trong lò vi sóng vì hóa chất có thể thôi nhiễm ra ngoài. Theo các chuyên gia, nói chung thủy tinh vẫn an toàn hơn.

2. Khử mùi không khí

Mặc dù một số công ty gần đây đã tuyên bố không sử dụng phthalate, nhóm chất thường dùng để giúp mùi thơm kéo dài lâu hơn, nhưng nhiều sản phẩm khử mùi không khí (dạng cứng, dạng xịt và dạng nút) vẫn chứa chất này, và liều lớn có thể gây hại cho sinh sản và phát triển.

Những sản phẩm này đơn giản chỉ là “nước hoa” hóa học mà bạn đưa vào không khí, và xử lý tận gốc nguyên nhân gây mùi hôi trong nhà sẽ tốt cho sức khỏe hơn nhiều việc dùng các loại hóa chất để “che lấp” mùi hôi.

3. Xà phòng diệt khuẩn
Xà phòng diệt khuẩn không hiệu quả hơn xà phòng thường trong việc tiêu diệt vi khuẩn - và có lẽ nó còn không an toàn.

Triclosan, hoạt chất có trong các sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn, đã được thấy là làm thay đổi điều hòa hoóc môn ở động vật, và người ta còn lo ngại rằng chất này có thể góp phần gây kháng kháng sinh.

4. Nước ngọt “ăn kiêng”
Nếu bạn còn tiếc rẻ, thì cũng nên xem lại thói quen uống nước ngọt có ga của mình - nhất là nếu đang cố giảm cân. Nghiên cứu đã cho thấy những loại đường không calo như saccharin, sucralose và aspartame có thể cản trở các vi khuẩn ruột, vốn đóng vai trò chủ chốt trong chuyển hóa lành mạnh.

Có mối liên quan giữa những loại đường này với sự biến đổi của vi khuẩn chí ở ruột, không dung nạp glucose và hội chứng chuyển hóa (cả hai đều là tiền thân của bệnh tiểu đường týp 2) trên chuột và trên người.

5. Giày chạy đã sờn

Phần lớn các loại giày chạy đều cần thay mới sau khoảng 500 - 600km. Với những vận động viên chạy khoảng 50km mỗi tuần, thì thời gian này tương ứng với khoảng 3 tháng. Khi giày chạy bị mòn rách, chúng sẽ mất khả năng giảm sóc và mất khả năng hấp thụ lực tác động giữa bàn chân và đất khi chạy, do đó lực sẽ truyền đến cơ, xương và gân nhiều hơn, khiến bạn có nguy cơ bị chấn thương.

Nếu không phải là vận động viên chạy, hãy thay giày mới mỗi 6 tháng một lần, hoặc ngay khi bạn nhận thấy đôi giày trông có vẻ mòn cũ.

6. Bàn chải đánh răng bị mòn

Nếu bạn đánh răng vào buổi sáng và buổi tối như hầu hết mọi người, thì lông của bàn chải đánh răng có lẽ đang bị mòn và sờn nhanh hơn là bạn nghĩ. Lông bàn chải sẽ bắt đầu sờn sau khoảng 2 tháng sử dụng. Vì thế cứ 3 tháng một lần bạn nên thay bàn chải mới. Bàn chải đã mòn sẽ kém hiệu quả trong việc làm sạch răng và ngăn ngừa sâu răng.

7. Những món đồ “ngứa mắt”

Những món đồ dễ khiến bạn ngứa mắt là những thứ không phục vụ cho một mục đích cụ thể nào và sự có mặt của nó không làm bạn cảm thấy dễ chịu. Càng có nhiều những món đồ như vậy xung quanh, bạn sẽ càng khó tập trung vào những thứ thật sự đáng quan tâm.

Hãy vứt bỏ tất cả những thứ khiến bạn khó chịu mỗi khi nhìn thấy, như những chiếc tất lẻ đôi, hay cái ngăn chứa đầy đồ linh tinh trong bếp. Cho dù vứt bỏ (hay đem cho) cái gì, thì mục đích cuối cùng là chỉ giữ lại những món đồ giúp bạn cảm thấy hăng hái và phù hợp với mục đích của bạn

8. Quần áo không mặc nữa

Hãy soạn lại tủ quần áo của bạn. Có bao nhiêu món đồ mà bạn không mặc đến trong suốt năm qua?

Nhiều người sau khi giảm cân hay giữ lại những món đồ size lớn hơn phòng trường hợp tăng cân trở lại, trong khi một số khác vẫn cất chiếc quần jean từ hồi học phổ thông với hy vọng sẽ lại mặc vừa nó nếu quyết tâm ăn kiêng. Dù trong trường hợp nào, thì việc nhìn thấy những món đồ này mỗi ngày đều có thể khiến bạn cảm thấy lo sợ. Đó chắc chắn không phải là cảm giác mà ban muốn có.

9. Thức ăn thừa lưu cữu trong tủ lạnh
Với những thực phẩm dễ hỏng có nguồn gốc động vật, nguyên tắc hàng đầu là phải ăn, vứt, hoặc cấp đông sau 3 ngày. Vi khuẩn Listeria có liên quan với nhiều hậu quả đáng sợ như viêm màng não, sảy thai và thậm chí là chết người. vi khuẩn này có thể sinh sôi nảy nở lên tới hàng triệu trong một tuần ở nhiệt độ của ngăn mát tỷ lạnh.

10. Mascara cũ
Đồ trang điểm dạng lỏng, như mascara, có thể chứa vô số mầm bệnh, do đó nên vứt bỏ ống mascara cũ sau khi mở 2 – 3 tháng. Mỗi lần dùng mascara, bạn sẽ chải lên lông mi tất cả những mầm bệnh có trong đó, cũng như đưa vào cây mascara mọi loại vi khuẩn có trên da hoặc lông mi bạn, sau đó nhốt chúng trong một môi trường ẩm và ấm, rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Một trong những chức năng cơ bản của lông mi là ngăn không cho bụi bẩn và mầm bệnh rơi vào mắt, vì thế những đồ trang điểm mà bạn bôi lên lông mi phải càng sạch càng tốt.

11. Giá để kính áp tròng bẩn
Sử dụng giá để kính áp trong bẩn là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nhiễm trùng mắt. Do đó các chuyên gia khuyên nên thay mới giá để kính áp tròng ít nhất 3 tháng một lần, cũng như rửa sạch, để khô tự nhiên và sử dụng dung dịch mới hằng ngày.

12. Gia vị để lâu
Những loại gia vị lưu cữu trong tủ bếp năm này qua năm khác có thể không làm bạn phát bệnh - nhưng chúng sẽ không đem lại hương vị gì cho món ăn, vốn là điều rất quan trọng khi bạn đang cố nấu những bữa ăn lành mạnh không chứa quá nhiều chất béo hoặc calo. Gia vị tươi đồng nghĩa với sự khác biệt giữa những bữa ăn nhạt nhẽo mà bạn chỉ muốn bỏ mứa với những món ăn thơm ngon vừa no bụng lại vừa tốt cho sức khỏe.

13. Kem chống nắng cũ
Với kem chống nắng, hạn sử dụng thực sự là điều đáng quan tâm. Những chất giúp ngăn chặn tia mặt trời sẽ bị biến tính dần theo thời gian, lúc đó thì dù có trát bao nhiêu kem lên người đi nữa, nó cũng không bảo vệ da bạn khỏi lão hóa hoặc nguy cơ ung thư.

14. Son bóng cũ
Bất cứ thứ gì sử dụng quanh môi đều có thể nhanh chóng chứa nhiều vi khuẩn, và vi khuẩn càng ở lâu trong ống ẩm ướt, chúng càng sinh sôi nhiều. Điều này sẽ làm tăng khả năng bạn bị nhiễm trùng nếu có vết rách hoặc nứt nẻ trên đôi môi mỏng manh.

Vì lý do đó, các chuyên gia khuyên không để son bóng và các đồ trang điểm môi khác quá 6 tháng sau khi mở và bắt đầu sử dụng, hoặc khi đã hết hạn, tùy theo điều nào đến trước.

15. Lưới lọc không khí bị tắc và có mùi mốc

Nếu có máy lọc không khí trong nhà, thì bạn đã được một điểm cộng, vì nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí trong nhà kém hơn ngoài trời từ 25 - 100 lần. Trên thực tế, một ngôi nhà rộng 45m2 có thể tích tụ khoảng 2kg bụi. Tuy nhiên đừng quên thay mới lưới lọc, bằng không bạn có thể đang nuôi vi khuẩn và nấm mốc trong nhà và thổi chúng vào không khí.

Bao lâu nên thay lưới lọc một lần tùy thuộc vào loại máy mà bạn sử dụng, vì thế nên kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như làm theo trực giác. Một dấu hiệu cho thấy cần thay lưới lọc là khi ngửi thấy mùi mốc.

16. Áo chíp đã dão

Lần cuối cùng bạn mua áo chíp là khi nào? Các sợi chun ở áo chíp sẽ bị dão ra theo thời gian (và máy giặt càng đẩy nhanh quá trình này), làm giảm sự nâng đỡ cho bầu ngực.

Thay áo chíp mới khi không còn cảm thấy sự nâng đỡ và thoải mái nữa sẽ giúp giảm đau lưng cho những phụ nữ nặng cân, cũng như làm giảm quá trình lão hóa tự nhiên của mô ngực.

17. Miếng mút lau bếp

Nghiên cứu cho thấy miếng mút trong bếp là thứ chứa nhiều mầm bệnh nhất trong nhà. Tuy một số chuyên gia khuyên nên “quay” những miếng mút này trong lò vi sóng hằng ngày để diệt khuẩn, song tốt hơn là không dùng chúng. Khi sử dụng miếng mút để thấm nước chảy ra từ thịt, có thể chứa những vi khuẩn có hại như salmonella, rồi sau đó lại để nó ở nhiệt độ phòng, thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và ngay cả máy rửa bát cũng không tiêu diệt được.

Vì thế lời khuyên là nên dùng khăn vải để lau bát đĩa, thay khăn sạch vài ngày một lần và bỏ khăn bẩn vào đống đồ cần giặt. Vì mỏng hơn nên khăn vải sẽ khô nhanh hơn miếng mút giữa mỗi lần giặt, giúp giảm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn.

18. Thớt nhựa
Việc chặt và thái trên thớt nhựa sẽ để lại những vết xước, có thể thấy chỉ sau vài lần dùng. Khi vi khuẩn chui được vào những khe kẽ tí xíu này và bắt đầu sinh sôi, sẽ rất khó thoát được chúng.

Lời khuyên là bạn nên chuyển sang dùng thớt gỗ vì gỗ có chứa resin là chất có tính kháng khuẩn tự nhiên. Điều này có nghĩa là khi thớt gỗ có những vết xước và vi khuẩn lọt được vào, chúng sẽ bị tiêu diệt thay vì nhân lên.

19. Thiết bị thông minh

Bạn không cần phải vứt chiếc iPhone yêu quí vào thùng rác (phù, may quá!), nhưng chắc chắc là bạn không nên dính vào nó suốt ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá tải thông tin – điều thường xảy ra khi luôn sử dụng các thiết bị thông minh—có liên quan với trầm cảm và lo âu. Điều này đặc biệt đúng với những người suốt ngày “dán mắt” vào smartphone và máy tính bảng, cũng như những người sử dụng nhiều thiết bị một lúc.

Hãy tắt máy đi và bỏ nó vào ngăn kéo ít nhất vài lần mỗi tuần để bộ óc được giải lao, tốt nhất là theo thời gian biểu cụ thể (ví dụ hàng ngày sau 9 giờ tối hoặc buổi sáng cuối tuần trước 12 giờ trưa).

20. Ghế ngồi
Các nghiên cứu trên toàn cầu đã cho thấy trung bình một người ngồi 7,7 tiếng mỗi ngày, và một số ước tính chúng ta ngồi tới 15 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi nhiều sẽ tác động đến hệ thống chuyển hóa của cơ thể, và có thể dẫn đến béo phì, cao huyết áo, tiểu đường, ung thư và trầm cảm. Nhưng chỉ đơn giản là đi tập gym nhiều hơn cũng có thể không đẩy lùi được “bệnh ngồi nhiều.

Hội Y khoa Mỹ khuyến cáo nên dùng bàn đứng khi làm việc như một cách “tuyệt vời” để chống lại những vấn đề sức khỏe liên quan với ngồi nhiều.
Hội Y Khoa Mỹ khuyến cáo nên dùng\\\\\\\\\\\\\\\

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

CUNG CẤP THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẤT LƯỢNG

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm lo ngại của các nhà doanh nghiệp và các chủ đầu tư vì vấn đề xả thải ra môi trường ngày càng nhiều, đòi hỏi các công ty môi trường xử lý nước thải, nước cấp phải hoạt động mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp...
Nhưng để một hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt và mạnh mẽ lâu dài thì cần phải có những thiết bị xử lý nước thải chất lượng " thực sự ".
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, công ty môi trường Minh Việt chuyên cung cấp, lắp đặt, hướng dẫn vận hành các thiết bị xử lý nước thải đa dạng về thể loại, linh động về mẫu mã và kích thước đảm bảo chất lượng, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Chúng tôi có các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực xử lý nước thải bao gồm:
1.  Màng MBR.
2. Máy sục khí bề mặt DBS
3. Đĩa thổi khí/ ống thổi khí EDI-USA.
4. Giá thể vi sinh cho bể sinh học.
5. Thiết bị xử lý nước thải Estruagua
6. Motor hộp số cho bể lắng.
7. Máy ép bùn băng tải, khung bản
8. Thiết bị tách nước khỏi phân.

Tại sao bạn nên chọn chúng tôi ?
Đến với công ty chúng tôi bạn sẽ : 
  • Tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng tận tình, giải đáp tất cả những thắc mắc của khách hàng.
  • Thiết bị đa dạng về mẫu mã và kích thước
  • Chất lượng đảm bảo tốt nhất và chất lượng nhất.
  • Dịch vụ bảo trì và vận hành hệ thống miễn phí
  • Nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi:
          CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
               Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
                     MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
                           Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
                                         Website: http://moitruongmivitech.com


Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

TÌNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI

Được biết nước thải là nguồn nước đã bị nhiễm bẩn mà con người không còn xử dụng nữa và thải bỏ ra môi trường. Tùy theo ngành nghề, mục dích sử dụng nước mà nước thải có chứa các thành phần, hợp chất khác nhau, đặc trưng cho từng ngành.

Song, có thể phân loại tính chất nước thải như sau:
- tính chất vật lý
- tính chất hóa học
- tính chất sinh học
                          

1. Tính chất vật lý
Trong đó tính chất vật lý được xác định dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Chất thải rắn có nồng độ dao động từ 350- 1200mg./l. Bao gồm các thành phần:
+ Chất rắn hữu cơ có chứa các nguyên tố C, H, O, N, P và được chuyển thành CO2  và H2O khi cháy ờ 550oC.
+ Chất rắn vô cơ là các thành phần còn lại sau khi đốt cháy và giữ lại trên giấy lọc.
+ Chất rắn lơ lửng bao gồm các thành phần TSS, VSS với hàm lượng thường có trong nước thải sinh hoạt từ 100- 350 mg/l
+ Chất rắn tan bao gồm tổng hàm lượng chất rắn tan được ( TDS), các chất áắn dễ bay hơi và chất rắn tan cố định.
- Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, dùng để đánh giá trạng thái chung của nước thải, mỗi loại nước thải với các thành phần khác nhau thì màu nước cũng sẽ thay đổi.

                          

- Độ đục: môt trong những đặc điểm dễ nhận biết về sự ô nhiễm của nước chính là độ đục. Nó được tạo bởi các chất lơ lửng trong nước như tảo, vi sinh vật, đất sét, bọt xà phòng....
- Mùi: được tạo ra khí sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ...thông thường có mùi mốc, nhưng nếu nước thải bị nhiễm khuẩn thì nó sẽ chuyển sang mùi trừng thối do sự tạo thành khí H2S trong nước.
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nguồn nước sạch ban đầu, bời vì nó đã đượ gia nhiệt từ các đồ dùng trong gia đình hay từ các quá tình vận hành, sản xuất của các nhà máy, xí  nghiệp...

2. Tính chất hóa học
Tính chất thứ hai của nước thải là tính chất hóa học: thường là tính chất của các chất vô cơ và hữu cơ
- Các hợp chất hữu cơ  như protein, dầu mỡ, cacbohydrat và các chất tẩy rửa gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý, tạo ra những mùi hôi khó chịu cũng như làm giảm khả năng hòa tan oxy trong nước...
- Các hợp chất vô cơ như độ pH, độ kiềm, clo, nito, photpho, lưu huỳnh, các hợp chất hữu cơ độc và ác kim loại nặng...cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn  nước thải
+ pH: độ pH ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước, lá một trong những thông số luôn được theo dõi và chú ý đến trong quá trình xử lý nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao nhất.
+ Độ kiềm: là thông số đặc trưng cho khả năng trung hòa axit, là môi trường đệm của nước thải trong suốt quá trình xử lý nước.
+ Clo: tồn tại chủ yếu ở dưới dạng Cl-, trong nước thải nó có nông độ cao hơn trong nước thường.
+ Nito, photpho là những chất dinh dưỡng trong nước cần thiết cho các tế bào sống.
+ Các hợp chất gây độc và kim loại nặng: ảnh hưởng không tốt cho quá trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học...

3. Tính chất sinh học
Nói đến tình chất sinh học là đề cập đến các loài sinh vật trong nước và nước thải bao gồm:
- Các động vật nước
- Các thực vật nước
- Động vật nguyên sinh, vi khuẩn, virut....
Chính vì những tính chất trên mà người ta có thể dựa vào đó để đưa ra biện pháp cũng như những công nghệ xử lý phù hợp cho từng loại nước, từng trường hợp nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm, tránh lãng phí.