Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRANG TRẠI

Nước thải chăn nuôi là một trong các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là BOD, COD, SS, Nitơ, phospho và vi sinh vật gây bệnh…. nên cần xây dựng một hệ thống xử lý nước thải trang trại có quy mô phù hợp để khi xả vào nguồn nước sẽ không làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ, hạn chế gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ caogay6 hiện tượng phú nhưỡng nguồn nước, suy giảm chất lượng  nước. Ngoài ra, các vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt, lây các bệnh truyền nhiễm cho con người như thương hàn, bệnh lỵ, tiêu chảy cấp tín...
Nhận biết được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải chăn nuôi, công ty Môi Trường Minh Việt chúng tôi đưa ra quy trình công nghệ xử lý mới, hiệu quả cao, chi phí thấp vừa giúp cho sự phát triển của công cuộc bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:

Hệ thống xử lý nước thải trang trại

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:

Nước thải sẽ được dẫn tới hệ thống xử lý nước thải trang trại tập trung về bể biogas để phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ ở dạng rắn và lỏng. Tại bể biogas, các thành phần rắn sẽ lắng lại, phần nước trong sau khi phân giải một phần sẽ theo hệ thống mương dẫn sang bể gom của hệ thống xử lý tập trung. Tư bể gom các bơm chìm sẽ bơm qua bể sinh học kỵ khí của hệ thống xử lý. Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.
Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua bể aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống ống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.
Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua bể lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải. Nước thải sẽ được phân phối vào ống lắng trung tâm, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước trong sẽ chảy tràn bề mặt và theo hệ thống máng thu nước đổ vào ao sinh học. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
Trong ao sinh học diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loài thủy sinh vật khác. Tại ao sinh học này có bổ sung một số loài thực vật thủy sinh như lục bình, bèo…tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động giúp cho quá trình xử lý tiếp theo đạt hiệu quả.
Sau khi qua ao sinh học, nước thải sẽ tự chảy sang ngăn chứa trung gian và từ đây sẽ được bơm lên thiết bị keo tụ – lắng. Quá trình keo tụ – lắng được thực hiện bằng cách bổ sung hóa chất keo tụ và trợ keo tụ, kết hợp với khuấy trộn thích hợp nhằm keo tụ triệt để cặn lơ lửng trong nước thải. Các bông cặn tạo ra từ quá trình keo tụ có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực chúng lắng xuống đáy thiết bị và được giữ lại dưới đáy thiết bị lắng. Phần nước trong chảy vào máng thu nước phía trên và được dẫn về bồn trung gian. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước.
Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức A – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Bùn rắn lắng từ bể lắng sinh học và thiết bị keo tụ – lắng định kỳ + các cặn bẩn còn xót lại tại thiết bị lọc áp lực sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét