Được biết nước thải là nguồn nước đã bị nhiễm bẩn mà con người không còn xử dụng nữa và thải bỏ ra môi trường. Tùy theo ngành nghề, mục dích sử dụng nước mà nước thải có chứa các thành phần, hợp chất khác nhau, đặc trưng cho từng ngành.
Song, có thể phân loại tính chất nước thải như sau:
- tính chất vật lý
- tính chất hóa học
1. Tính chất vật lý
Trong đó tính chất vật lý được xác định dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Chất thải rắn có nồng độ dao động từ 350- 1200mg./l. Bao gồm các thành phần:
+ Chất rắn hữu cơ có chứa các nguyên tố C, H, O, N, P và được chuyển thành CO2 và H2O khi cháy ờ 550oC.
+ Chất rắn vô cơ là các thành phần còn lại sau khi đốt cháy và giữ lại trên giấy lọc.
+ Chất rắn lơ lửng bao gồm các thành phần TSS, VSS với hàm lượng thường có trong nước thải sinh hoạt từ 100- 350 mg/l
+ Chất rắn tan bao gồm tổng hàm lượng chất rắn tan được ( TDS), các chất áắn dễ bay hơi và chất rắn tan cố định.
- Độ màu là thông số thường mang tính chất định tính, dùng để đánh giá trạng thái chung của nước thải, mỗi loại nước thải với các thành phần khác nhau thì màu nước cũng sẽ thay đổi.
- Độ đục: môt trong những đặc điểm dễ nhận biết về sự ô nhiễm của nước chính là độ đục. Nó được tạo bởi các chất lơ lửng trong nước như tảo, vi sinh vật, đất sét, bọt xà phòng....
- Mùi: được tạo ra khí sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ...thông thường có mùi mốc, nhưng nếu nước thải bị nhiễm khuẩn thì nó sẽ chuyển sang mùi trừng thối do sự tạo thành khí H2S trong nước.
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nguồn nước sạch ban đầu, bời vì nó đã đượ gia nhiệt từ các đồ dùng trong gia đình hay từ các quá tình vận hành, sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp...
2. Tính chất hóa học
Tính chất thứ hai của nước thải là tính chất hóa học: thường là tính chất của các chất vô cơ và hữu cơ
- Các hợp chất hữu cơ như protein, dầu mỡ, cacbohydrat và các chất tẩy rửa gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý, tạo ra những mùi hôi khó chịu cũng như làm giảm khả năng hòa tan oxy trong nước...
- Các hợp chất vô cơ như độ pH, độ kiềm, clo, nito, photpho, lưu huỳnh, các hợp chất hữu cơ độc và ác kim loại nặng...cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước thải
+ pH: độ pH ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước, lá một trong những thông số luôn được theo dõi và chú ý đến trong quá trình xử lý nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao nhất.
+ Độ kiềm: là thông số đặc trưng cho khả năng trung hòa axit, là môi trường đệm của nước thải trong suốt quá trình xử lý nước.
+ Clo: tồn tại chủ yếu ở dưới dạng Cl-, trong nước thải nó có nông độ cao hơn trong nước thường.
+ Nito, photpho là những chất dinh dưỡng trong nước cần thiết cho các tế bào sống.
+ Các hợp chất gây độc và kim loại nặng: ảnh hưởng không tốt cho quá trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học...
3. Tính chất sinh học
Nói đến tình chất sinh học là đề cập đến các loài sinh vật trong nước và nước thải bao gồm:
- Các động vật nước
- Các thực vật nước
- Động vật nguyên sinh, vi khuẩn, virut....
Chính vì những tính chất trên mà người ta có thể dựa vào đó để đưa ra biện pháp cũng như những công nghệ xử lý phù hợp cho từng loại nước, từng trường hợp nhằm mang lại hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm, tránh lãng phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét