Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BÁNH KẸO CHUẨN NHẤT

Song song với chủ trương hướng tới một nước phát triển, đi theo đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,  phát triển nền kinh tế thị trường thì các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại... cũng không ngừng cải tiến và phát triển  để phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước.


Nền kinh tế đang chuyển sang cơ cấu công nghiệp hóa hiện đại hóa

 Trong đó ngành sản xuất bánh kẹo cũng không ngừng cải tiến và ngày càng nâng cao năng suất để đáp ứng được nhu cầu xã hội.


Ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng phát triển
Nhưng đi kèm với việc sản xuất ngày càng nhiều đó là việc xả thải ngày càng nhiều, nếu không kịp thời xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, một bài toán gây đau đầu cho các nhà kinh doanh sản xuất là làm sao có thể xử lý nước thải chế biến bánh kẹo một cách hiệu quả mà không gây  ô nhiễm môi trường ?
Dưới đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó một cách rõ ràng cụ thể.
Đặc trưng nước thải bánh kẹo
Để có được công nghệ xử lý nước thải bánh kẹo hiệu quả thì trước hết phải tìm hiểu được tính chất nước thải bánh kẹo.Nước thải sản xuất bánh kẹo có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, chất tẩy rửa trong quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị. Nước thải có thành phần Ni tơ và phốt pho cao nên gây phù nhưỡng hóa nguồn nước đầu ra. Có chứa nhiều dầu mỡ đóng váng trên mặt nước ngăn cản sự khuếch tán oxi vào trong nước thải => quá trình hình thành phân hủy kỵ khí => gây mùi hôi thối
Bảng đặc trưng xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến bánh kẹo


sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo
Sau khi chảy qua hố thu nước thải được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các cặn lớn để bảo vệ các công trình sau hoạt động hiệu quả hơn.
Sau đó nước được đưa  tới bể điều hòa để ổn định lượng nước đầu vào  đảm bảo cho các công trình phía sau hoạt động hiệu quả. Bể điều hòa được bố trí máy khuấy chìm có 2 chức năng chình đó là trộn đều nước, không để hiện tượng lắng cặn và điều hào lưu lượng. 
Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể tuyển nổi đề loại bỏ lớp dầu mỡ, váng nổi trên bề mặt nhằm cung cấp đủ oxi cho vi sinh vật hô hấp sau đó nước được đưa qua bể UASB. 
Tại bể UASB các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  –>  CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Để xử lý tổng hợp  BOD, N, P ta sử dụng Anoxic kết hợp aerotank rồi qua bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, aerotank và một phần bùn dư được đưa đến bể chứa bùn. Phần nước trong được châm hóa chất khử trùng trước khi xả thải ra ngoài môi trường..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét