I. Tính chất nước thải dệt nhuộm.
Nguồn nước thải phát sinh trong công
nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn: hồ sợi, giủ hồ, nấu, tẩy nhuộm và hoàn
tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn, nhu
cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm là rất lớn và thay đổi theo các mặt
hàng khác nhau.
Các chất ô nhiễm chính trong nước thải dệt
nhuộm bao gồm:
- Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các hợp chất chứa Nito, Protein, các bụi bẩn bám dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng xơ sợi )
- Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngâm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm có độ kiềm khá cao, có độ màu và hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn cao
Vì vậy quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm tương đối khăn cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý tốt.
II. Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Hình 1: quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải từ xưởng sản xuất được dẫn về ngăn tiếp nhận sau khi qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn hoặc dạng sợi như giấy, rác...
Sau đó nước tiếp tục chảy sang bể điều hòa để để điều hòa và ổn định lượng nước đầu vào đảm bảo cho công trình xử lý làm việc tốt và đạt được giá trị kinh tế, trong bể điều hòa bố trí 2 máy thổi khí nhằm xáo trộn điều nước thải và ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn trong bể.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt với mục đích giảm nhiệt độ của nước thải từ 600C xuống dưới 400C ( do nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ cao khoảng 60 - 70oC) sau đó nước thải trở về bể điều hòa. Tại đây có bố trí hai máy thổi khí luân phiên hoạt động nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải và hiệu chỉnh pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Từ bể trung gian, nước thải tự chảy sang cụm bể xử lý sinh học với 5 bể kỵ khí lơ lửng và 3 bể hiếu khí dính bám. Nồng độ bùn hoạt tính hiếu khí trong bể được duy trì trong khoảng 2000mg MLVSS/l vsv . Nước thải sau quá trình hoạt tính kỵ khí tiếp tục tự chảy qua 3 bể chứa vật liệu dính bám, trong các bể này có lắp đặt giá thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển để tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.
Sau khi qua quá trình xử lý bằng cụm bể sinh học, nước thải tự chảy sang bể lắng trung gian với mục đích lắng các bông bùn sinh học. Bùn từ bể lắng được đưa sang bể nén bùn. Phần lớn bùn hoạt tính từ bể nén bùn được bơm tuần hoàn về cụm bể xử lý sinh học. Phần bùn dư được bơm sang bể nén bùn để tách nước. Nước phát sinh từ bể nén bùn tự chảy qua bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Từ bể lắng đợt 2, nước thải được bơm lên bể keo tụ để hòa trộn hóa chất keo tụ với nước thải, sau đó tại bể tạo bông polymer được thêm vào để tăng kích thước bông cặn. Hóa chất khử trùng cũng được cho vào bể tạo bông nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Chất keo tụ được sử dụng là PAC ( Poly aluminium choloride), chất trợ keo tụ polymer và chất khử trùng sử dụng là NaOCl.
Sau quá trình tạo bông, hỗn hợp nước và bông cặn tự chảy về bể lắng. Tại bể lắng, bông cặn được tách khỏi nước thải tác dụng của trọng lực. Nước trong được máng thu chảy qua mương tiếp xúc và chảy ra nguồn thải.