Hiển thị các bài đăng có nhãn xử lý nước ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xử lý nước ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CHUẨN NHẤT

I. Tính chất nước thải dệt nhuộm.

Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn: hồ sợi, giủ hồ, nấu, tẩy nhuộm và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công đoạn, nhu cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm là rất lớn và thay đổi theo các mặt hàng khác nhau.


Các chất ô nhiễm chính trong nước thải dệt nhuộm bao gồm:
  • Các tạp chất tách ra từ vải sợi như: dầu mỡ, các hợp chất chứa Nito, Protein, các bụi bẩn bám dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng xơ sợi )
  • Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như: hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm, các chất trơ, chất ngâm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại màu khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc biệt quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động rất lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt bằng sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm  có độ kiềm khá cao, có độ màu và hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn cao
Vì vậy quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm tương đối khăn cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý tốt.
II. Quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm


Hình 1: quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh quy trình công nghệ 

Nước thải từ xưởng sản xuất được dẫn về ngăn tiếp nhận sau khi qua song chắn rác để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn hoặc dạng sợi như giấy, rác...
Sau đó nước tiếp tục chảy sang bể điều hòa để để điều hòa và ổn định lượng nước đầu vào đảm bảo cho công trình xử lý làm việc tốt và đạt được giá trị kinh tế, trong bể điều hòa bố trí 2 máy thổi khí nhằm xáo trộn điều nước thải và ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn trong bể.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt với mục đích giảm nhiệt độ của nước thải từ 600C xuống dưới 400C ( do nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ cao khoảng 60 - 70oC) sau đó nước thải trở về bể điều hòa. Tại đây có bố trí hai máy thổi khí luân phiên hoạt động nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải và hiệu chỉnh pH thích hợp cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Từ bể trung gian, nước thải tự chảy sang cụm bể xử lý sinh học với 5  bể kỵ khí lơ lửng và 3 bể hiếu khí dính bám.  Nồng độ  bùn hoạt tính hiếu khí trong bể được duy trì trong khoảng 2000mg MLVSS/l vsv . Nước thải sau  quá trình hoạt tính kỵ khí tiếp tục tự chảy qua 3 bể chứa vật liệu dính bám, trong các bể này có lắp đặt giá thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển để tiếp tục  phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải.
Sau khi qua quá trình xử lý bằng cụm bể sinh học, nước thải tự chảy sang bể lắng trung gian với mục đích lắng các bông bùn sinh học. Bùn từ bể lắng được đưa sang bể nén bùn. Phần lớn bùn hoạt tính từ bể nén bùn được bơm tuần hoàn về cụm bể xử lý sinh học. Phần bùn dư được bơm sang bể nén bùn để tách nước. Nước phát sinh từ bể nén bùn tự chảy qua bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Từ bể lắng đợt 2, nước thải được bơm lên bể keo tụ để hòa trộn hóa chất keo tụ với nước thải, sau đó tại bể tạo bông polymer được thêm vào để tăng kích thước bông cặn. Hóa chất khử trùng cũng được cho vào bể tạo bông nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Chất keo tụ được sử dụng là PAC ( Poly aluminium choloride), chất trợ keo tụ polymer và chất khử trùng sử dụng là NaOCl.
Sau quá trình tạo bông, hỗn hợp nước và bông cặn tự chảy về bể lắng. Tại bể lắng, bông cặn được tách khỏi nước thải tác dụng của trọng lực. Nước trong được máng thu chảy qua mương tiếp xúc và chảy ra nguồn thải.


CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN

Bún là một món ăn phổ biến và truyền thống của người Việt Nam ta, nhưng ít ai biết được quy trình làm bún như thế nào ? Cũng ít ai biết được trong quá trình sản xuất bún phát sinh ra rất nhiều nước thải gây ô nhiễm môi trường , và để xử lý nước thải ngành sản xuất bún cần phải thực hiện quy trình như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.


Hình 1: Quy trình ép bún thành sợi

Quy trình sản xuất bún bao gồm
Ngâm Gạo -> Nghiền Ướt Gạo -> Tách Bớt Nước -> Hồ Hóa -> Nhào Bột -> Ép Tạo Sợi -> Hấp -> Ủ -> Sấy -> Làm Nguội -> Bao Gói
Trong quá trình làm bún phát sinh ra rất nhiều nước thải với thành phần ô nhiễm chính có nguồn gốc từ tinh bột.
Dưới đây là một kết quả phân tích nước thải sản xuất bún tại một cơ sở tư nhân:
Qua kết quả phân tích cho thấy nước thải sản xuất bún có nồng độ ô nhiễm rất cao, đặc biệt là COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép 25 lần, nồng độ  NH4+ vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần, hàm lượng SS vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 3 lần, chỉ tiêu PH thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra trong nước thải còn có BOD, nito, photpho và vi sinh vật gây bệnh..
Tuy nhiên hầu hết các cơ sở sản xuất bún chưa thực hiện tốt việc xử lý nước thải đầu ra, nước thải đều được thải trực tiếp ra môi trường và gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật xung quanh. 
Vì thế, để giúp cho các doanh nghiệp xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường sống, công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn, thiết kế, thi công công trình xử lý nước thải đảm bảo chất lượng, uy tín hàng đầu và công nghệ tối ưu nhất. Dưới đây là công trình hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún mà công ty chúng tôi đã thực hiện.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:


Hình 2: quy trình xử lý nước thai cơ sở sản xuất bún 

THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN

Nước thải cơ sở sản xuất bún theo hệ thống thu gom sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như bao bì, vỏ nhựa, lá cây… Quá trình này nhằm bảo vệ cho các máy móc thiết bị phía sau hoạt động ổn định.
Sau khi qua song chắn rác, nước thải sẽ chảy vào bể lắng bậc một. Các chất rắn lơ lửng có kích thước bé sẽ lắng xuống đáy bể và được thu hồi làm thức ăn gia súc. Công đoạn này có tác dụng giảm tải cho các quá trình sinh học phía sau. Phần nước trong tách ra từ bể lắng một sẽ chảy vào ngăn chứa trung gian và từ đây sẽ được bơm vào bể phân hủy sinh học kỵ khí.

Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ.

Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua bể aerotank (sinh học hiếu khí). Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa tan phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối, CO2 và nước. Các vi sinh vật tập hợp thành tập đoàn, dưới dạng các bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp từ máy thổi khí thông qua hệ thống ống phân phối khí. Khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo, quá trình oxy hóa sinh học các chất ô nhiễm và quá trình nitrat hoá diễn ra triệt để. Kết quả nước được làm sạch và sinh khối vi sinh vật tăng lên.

Sau khi xử lý bằng sinh học hiếu khí, nước thải sẽ chảy qua ngăn lắng nhằm tách sinh khối vi sinh vật (bùn sinh học) có trong dòng nước thải. Phần nước trong sẽ đi qua bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể sẽ tuần hoàn lại bể sinh học để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư định kỳ sẽ được bơm vào bể chứa bùn.

Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước.

Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được.

Nước sau hệ thống xử lý nước thải cơ sở sản xuất bún đảm bảo đạt mức B – QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.

Bùn dư từ bể sinh học dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể trung gian tiếp tục xử lý.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

CUNG CẤP HÓA CHẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bạn đang cần hóa chất để xử lý nước thải, nước cấp ? 


Bạn đang băn khoăn: Tìm nguồn hóa chất ở đâu là rẻ nhất ? Chất lượng hóa chất ở đâu là tốt nhất ? Và quan trọng là đảm bảo giao đủ số lượng nhất ?


Hãy đến với công ty môi trường Minh Việt -  Công ty chúng tôi vừa là một công ty có uy tín cao trong lĩnh vực môi trường, vừa là một trong những công ty cung cấp hóa chất công nghiệp hàng đầu trên thị trường hiện nay, đảm bảo giá cả cạnh tranh nhất, chất lượng nhất và uy tín nhất.

Công ty môi trường MinhViệt cung cấp đa dạng về các loại hóa chất, có trên 300 loại hóa chất nhập khẩu và sản xuất, thương mại đáp ứng đủ các nhu cầu trong xử lý nước thải công nghiệp, dệt nhuộm, thủy sản, sinh hoạt, xi mạ, thuốc trừ sâu,...

Chúng tôi đã cung cấp hóa chất cho nhiều đối tác như: 
  • Hệ thống siêu thị AEON MALL Tân Phú, Bình Dương
  • Khách sạn Victoria, tp.Vũng Tàu
  • Tòa nhà ITAXA Q.3 – Tp.HCM
  • Tòa nhà Indochina Q.3, Tp.HCM
Và còn rất nhiều đối tác khác nữa
Công ty môi trường Minh Việt chúng tôi luôn mong muốn cộng tác với tất cả các khách hàng trên toàn quốc và đảm bào mang lại lợi ích chung cho cả hai bên cùng phát triển bền vững. Vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

  CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
                Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
                     MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
                           Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427

                                  Website: http://moitruongmivitech.com


CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO NHỰA TỰ HỦY

Ngày nay các chất thải từ nhựa ngày càng gia tăng đáng kể do nhu cầu sử dụng không ngừng tăng của con người. Nhưng bạn có biết nếu không sử dụng nhựa đúng cách và không thải bỏ nhựa và tái chế nhựa phù hợp sẽ rất nguy hại đến sức khỏe con người và gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái và môi trường xung quanh ?
Vậy bạn hãy thử xem qua các tác hại của nhựa nhé:
  • Như nhựa là ít tốn kém, đó là lạm dụng. Khi nó được xử lý ra trong các bãi chôn lấp, nó không bị phân hủy với tốc độ nhanh, và do đó gây ô nhiễm đất hoặc đất ở khu vực đó.
  • Hầu hết mọi người có xu hướng ném chai nhựa và túi nilon đi, ngay cả sau khi sử dụng một lần. Này quyết liệt làm tăng tỷ lệ ô nhiễm của nó trên đất cũng như trong các đại dương, chủ yếu là ở các nước đang phát triển và kém phát triển.
  • Túi nhựa, chai nhựa, linh kiện điện tử bỏ đi, đồ chơi, vv, làm tắc nghẽn các cơ quan nước như kênh rạch, sông, hồ, đặc biệt là ở các khu đô thị.
  • Mỗi năm, khoảng 100 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới. Trong số này, 25 triệu tấn nhựa không phân huỷ được tích lũy trong môi trường.
  • Ra khỏi toàn bộ lượng chất thải rắn thành phố ở Mỹ, khoảng 20% ​​bao gồm nhựa và polyme có hại liên quan. Khoảng 50 triệu USD là giá trị của ngành công nghiệp nhựa Mỹ.
  • Khoảng 70.000 tấn nhựa có bán phá giá trong các biển và đại dương trên toàn cầu. Lưới đánh cá và loại bỏ vật liệu tổng hợp khác đang ăn trên mặt đất cũng như động vật thủy sản, bởi nhầm lẫn họ cho sứa, thức ăn, dẫn đến sự tích tụ sinh học của nhựa bên trong cơ thể của họ. Điều này có thể gây nghẹn trong họ, cuối cùng dẫn đến cái chết của họ. Điểm của cá và rùa chết mỗi năm vì điều này.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu sử dụng đồ nhựa?
Đó là chế tạo ra các sản phẩm nhựa tự hủy trong tương lai, chúng được chế tạo ra từ thực vật chứ không phải từ  dầu mỏ.


Nhựa tự hủy chế từ vỏ trấu
Một loại nhựa sinh học thân thiện với môi trường có khả năng phân hủy nhanh hơn loại nhựa truyền thống được các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Italy tìm ra và chế tạo,  mở ra một kỉ nguyên đồ nhựa tự hủy thay thế một số loại nhựa làm từ polyme khó phân hủy như hiện nay.
Năm 2012, sản lượng nhựa đạt 288 triệu tấn trên toàn thế giới. Rác thải nhựa tổng hợp có thể tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, chúng có chứa các thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Ngoài ra, nhựa hiện nay tạo ra từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng một loại axit hữu cơ để xử lý cellulose (cellulose là polymer phong phú nhất trong tự nhiên, thành phần cấu trúc chính của thực vật). Họ trộn axit với rau mùi tây, rau spinach, vỏ trấu và vỏ ca cao, sau đó đổ hỗn hợp vào trong đĩa thí nghiệm.
Thời gian sau đó, một loại chất dẻo hình thành với các đặc điểm như giòn, mềm mại và co giãn - giống như nhựa thương mại. Kết quả được công bố trên tạp chí Macromolecules, một ấn phẩm của American Chemical Society (ACS).

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TƯƠNG LAI THẾ GIỚI SẼ RA SAO ?

Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới bởi nó là một mối đe dọa nghiệm trọng tới sự sống trên hành tinh. Đó là thông điệp mà Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) muốn truyền tải nhân Ngày Khí tượng thế giới (23-3).


Biến đổi khí hậu đang khiến con người phải trả giá ngày càng đắt như siêu bão Haiyan quét qua Philippines

“Khí hậu: Nhận thức để hành động” – đó là chủ đề, đồng thời cũng là nội dung chính của bức thông điệp mà Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Michael Jarraud muốn truyền tải cho thế giới nhân Ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23-3-2015). Theo ông Jarraud, chủ đề năm nay được chọn “Khí hậu: Nhận thức để hành động” là vô cùng phù hợp khi mà cộng đồng thế giới đang nỗ lực và hành động quyết liệt nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Người đứng đầu WMO đã nhấn mạnh, biến đổi khí hậu hiện đang là nỗi lo chung của toàn nhân loại bởi nó có tác động mạnh mẽ đến tất các ngành kinh tế-xã hội, từ nông nghiệp đến du lịch, cơ sở hạ tầng đến sức khỏe con người. Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên chiến lược như nước, lương thực, năng lượng.

Cũng theo WMO, biến đổi khí hậu đang làm chậm, thậm chí đe dọa sự phát triển bền vững không chỉ riêng đối với các quốc gia đang phát triển. Tổ chức có nhiệm vụ chính là hỗ trợ các quốc gia cung cấp các dịch vụ khí tượng thủy văn để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trước các thiên tai liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước, bảo vệ môi trường tự nhiên này nêu rõ: “Cái giá của sự bị động là rất cao và sẽ còn cao hơn nữa nếu chúng ta không hành động một cách quyết liệt ngay từ bây giờ”.

Đánh giá mới nhất của WMO được đề ra khi mà cả thế giới đều đã thấy rõ những tác hại khôn lường của biến đối khí hậu với thế giới, trong đó các nghiên cứu cho thấy mỗi năm kinh tế thế giới có thể tổn thất 1,2 nghìn tỷ USD; khiến hơn 4,5 tỷ người, chiếm khoảng 64% dân số toàn cầu, phải sống tại các khu vực có nguy cơ cao chịu những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc xoáy… Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo nghiên cứu “Kinh tế học về biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương” đã cảnh báo các quốc gia khu vực này, trong đó có Việt Nam, có thể bị thiệt hại tới 12,7% GDP vì những tác động của biến đổi khí hậu.

Nhằm ngăn chặn biến đổi nhanh của của khí hậu Trái đất, LHQ cùng các quốc gia năm 2010 đã đạt được thỏa thuận về mục tiêu giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng lên quá 2 độ C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Biện pháp chủ yếu là thông qua việc giảm phát thải lượng khí dioxide carbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính do sử dụng các loại năng lượng có nguồn gốc hóa thạch và hoạt động giao thông vận tải tạo ra, đi đôi với đó là phát triển các phương tiện, mô hình tăng trưởng xanh…
Song, những người dân bình thường thì còn rất mơ hồ về vấn đề biến đổi khí hậu và hầu như không nhận thực được hết những hậu quả nghiêm trọng của nó. Hiểu được thực trạng đó, Tổng thư ký WMO cho rằng: Cần phải tuyên truyền các kiến thức về biến đổi khí hậu đến người dân một cách đơn giản và dễ hiệu nhất.

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Ngày nay sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trở nên vấn đề vô cùng cấp thiết. Cách đây không lâu vấn đề này chỉ được đề cập ở các nước phương Tây, nhưng hiện nay nó đã trở thành một vấn đề " nóng " ở hầu hết các quốc gia.
Kính tiết kiệm năng lượng là giải pháp hàng đầu cho công trình xây dựng hiện đại hay còn gọi là công trình “xanh”.
Công nghệ kỹ thuật gia công kính đang hướng tới phát huy những tính năng tuyệt vời của kính, làm gia tăng các tính năng sử dụng như: chịu lực, tiết kiệm năng lượng, chịu lửa… để ứng dụng cho các công trình xây dựng hướng tới đạt tiêu chuẩn an toàn, thân thiện với môi trường và giảm hiệu ứng nhà kính.


Thăng Long Number One - Công trình sử dựng sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng Viglacera - “Công trình xanh” đầu tiên được Bộ Xây dựng cấp giấy chứng nhận
Kính tiết kiệm năng lượng là loại kính có công năng cao, được gia công nghệ thuật từ kính phẳng với lớp phủ siêu mỏng trên bề mặt, có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tính năng sử dụng, yêu cầu về độ trong suốt và màu sắc của kính, đồng thời có tính năng phát xạ thấp, hệ số dẫn nhiệt nhỏ, dẫn tới giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài qua hệ thống vách kính, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng của hệ thống điều hòa không khí mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.

Kính Tiết kiệm năng lượng: Phủ cứng và phủ mềm

Hiện nay trên thế giới đang có hai dạng công nghệ phủ cho loại kính này là phủ cứng và phủ mềm. Công nghệ phủ cứng (phủ online) là phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng hóa học (CVD) tức tạo ra một lớp màng mỏng nhờ liên kết dưới dạng khuyếch tán, là kết quả của phản ứng giữa các pha khí với bề mặt được nung nóng. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra là một lớp màng phủ cứng và chịu mài mòn có liên kết rất mạnh với vật liệu nền.


Vị trí dây chuyền sản xuất và công đoạn phủ bằng nhiệt phân

Nguyên lý phủ cứng là lớp phủ được hình thành không dùng kích thích bên ngoài mà chỉ nhờ vào tác động nhiệt hoặc hóa học nên nhiệt độ xử lý thường phải cao từ 800 - 1000oC để tăng tốc độ của quá trình phản ứng. Do đó, thiết bị sử dụng cho công nghệ phủ cứng thường được lắp đặt ngay ở vị trí cuối của bể thiếc trên chuyền sản xuất kính nổi khi kính còn đang nóng chảy và trước khi đưa sang lò ủ đề làm nguội. Với công nghệ phủ cứng, kính tiết kiệm năng lượng sẽ có được lớp phủ với độ bền cao, dễ dàng cắt, khoan, mài, tôi nhiệt hay dán mà không ảnh hưởng đến lớp phủ và nhược điểm là chủng loại sản phẩm bị hạn chế, chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng không cao, không linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, khó điều chỉnh chiều dày lớp phủ, hơn nữa độ dày của lớp phủ lớn dễ gây ảnh hướng đến độ truyền sáng cũng như độ trong suốt của kính.

Công nghệ phủ mềm (phủ offline) là phương pháp phủ bằng công nghệ bốc bay chân không lắng đọng trong vật lý (PVD). Công nghệ phủ này là một tập hợp các quá trình phủ một lớp màng mỏng được thực hiện dưới điều kiện chân không, bao gồm sự phát ra các ion dương của nhiều kim loại khác nhau. Các ion kim loại này tác động với các ion của các loại khí công nghệ như Argon, Nitơ và Oxy tạo ra các hỗn hợp khác nhau mà kết quả là tạo ra một liên kết cơ học giữa lớp màng phủ với nền. Do quá trình phủ bằng công nghệ bay hơi lắng đọng vật lý diễn ra trong môi trường chân không vì thế công nghệ này được gọi là quá trình phún xạ.


Nguyên lý quá trình phún xạ

Theo một cách đặt vấn đề khác là kính được phủ trên dây chuyền phủ màng mỏng tùy môi trường chân không là một dây chuyền độc lập với dây chuyền sản xuất kính nổi. Công nghệ phủ mềm có ưu điểm là chủng loại sản phẩm đa dạng; các chỉ tiêu kỹ thuật về năng lượng tốt hơn kính phủ cứng; đảm bảo độ trong suốt của kính; có khả năng điều chỉnh độ truyền sáng của sản phẩm theo yêu cầu của công trình hoặc khí hậu; linh hoạt trong chuyển đổi sản phẩm, nhưng lại có nhược điểm là độ bền lớp phủ không cao, chủ yếu sử dụng trong kính hộp và yêu cầu khắt khe khi gia công.

Phủ mềm - Sự lựa chọn tối ưu cho ngành công nghệ cao

Với hai dạng công nhệ này, thì hầu hết các nước trên thế giới đang sử dụng các sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng được sản xuất theo công nghệ phủ mềm bởi những tính năng ưu việt hơn rất nhiều so với kính được phủ cứng. Bên cạnh đó, công nghệ phủ mền cũng rất phù hợp với xu thế chung của nhu cầu thị trường về kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.


Sơ đồ mô tả cấu trúc lớp phủ điển hình của kính Solar control

Nhược điểm của công nghệ phủ mềm là độ bền của lớp phủ không cao nhưng với sản phẩm kính Solar Control đã giải quyết được hoàn toàn vấn đề đó. Kính Solar Control là kính được phủ các lớp phủ kim loại không chứa bạc nên có thể lắp đặt đơn lớp mà không ảnh hưởng đến độ bền của lớp phủ. Kính Solar Control có khả năng ngăn cản lượng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy từ ánh sáng mặt trời đạt khoảng từ 5 - 95%; đối với năng lượng từ ánh sáng mặt trời lên tới 79% và đặc biệt với những tia cực tím, khả năng ngăn cản lên tới 99%. Có nhiều tính năng vượt trội như vậy, nhưng kính Solar Control lại không phải là lựa chọn thích hợp cho vùng khi hậu lạnh vì không tận dùng tối đa được năng lượng và ánh sáng từ mặt trời.



Sơ đồ mô tả cấu trúc lớp phủ điển hình của kính Single Low - E

Vì vậy, kính Low - E là kính được phủ các lớp phủ có chứa bạc đã giải quyết được vấn đề này. Ngoài những tính năng cơ bản như kính Solar Control, kính Low - E còn có những tính năng khác phù hợp với thời tiết lạnh của mùa đông. Kính Low - E đảm bảo phần lớn lượng ánh sáng mặt trời mà mắt thường có thể nhìn thấy để chiếu sáng phía bên trong nhà và chống thất thoát nhiệt từ phía trong nhà ra môi trường bên ngoài.

Nếu như kính Solar Control tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm nhiệt lượng từ bên ngoài vào trong nhà để giảm thiểu chi phí sử dụng cho điều hòa làm mát căn phòng thì ngược lại, kính Low - E lại tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm năng lượng tiêu hao từ việc dùng lò sưởi làm ấm căn phòng.

Với đặc điểm khí hậu ba miền khắc nghiệt và phân vùng: Bắc, Trung, Nam như ở Việt Nam thì kính tiết kiệm năng lượng phải đáp ứng linh hoạt được cả 2 loại khí hậu nóng và lạnh, vì thế cơ cấu sản phẩm phải bao gồm  cả 2 loại kính là Solar Control và Low - E.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải để tách các chất không hòa tan và 1 phần các chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học gồm:

1.Song chắn rác


Trong các công trình xử lý nước thải lưới lọc dùng để chắn cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở dạng sợi như giấy, rau, cỏ rác... được gọi chung là rác.Rác thường được chuyển tới máy ngiền rác, sau khi được nghiền nhỏ cho đổ trở lại trước song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn. Trong những năm gần đây sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ, vừa nghiền rác đối với trạm xử lý công suất vừa và nhỏ.

2. Bể lắng cát


Bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn ( như xỉ than, cát... ) chúng không có lợi đối với các quá trình làm trong, xử lý sinh háo nước thải và xử lý cặn bã, cũng như không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên trạm xử lý. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô trên sân phơi và sau đó thường được sử dụng lại cho những mục đích xây dựng
3. Bể lắng tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ rớt xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên bề mặ. Cặn lắng và bọt nồi  nhờ các thiết bị cơ hoc5thu gom và vận chuyển lên công trình xử lý cặn

4. Bể vớt dầu mỡ

Thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu ỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thường được thực hiện  ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi
5. Bể lọc
Nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc , công trình này sử dụng chủ  yếu cho 1 số loại nước thải công nghiệp
phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được 60 % các tạp chất không hòa tan và 20% BOD

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

CUNG CẤP THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẤT LƯỢNG

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm lo ngại của các nhà doanh nghiệp và các chủ đầu tư vì vấn đề xả thải ra môi trường ngày càng nhiều, đòi hỏi các công ty môi trường xử lý nước thải, nước cấp phải hoạt động mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp...
Nhưng để một hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt và mạnh mẽ lâu dài thì cần phải có những thiết bị xử lý nước thải chất lượng " thực sự ".
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, công ty môi trường Minh Việt chuyên cung cấp, lắp đặt, hướng dẫn vận hành các thiết bị xử lý nước thải đa dạng về thể loại, linh động về mẫu mã và kích thước đảm bảo chất lượng, uy tín và giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Chúng tôi có các sản phẩm phục vụ cho lĩnh vực xử lý nước thải bao gồm:
1.  Màng MBR.
2. Máy sục khí bề mặt DBS
3. Đĩa thổi khí/ ống thổi khí EDI-USA.
4. Giá thể vi sinh cho bể sinh học.
5. Thiết bị xử lý nước thải Estruagua
6. Motor hộp số cho bể lắng.
7. Máy ép bùn băng tải, khung bản
8. Thiết bị tách nước khỏi phân.

Tại sao bạn nên chọn chúng tôi ?
Đến với công ty chúng tôi bạn sẽ : 
  • Tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng tận tình, giải đáp tất cả những thắc mắc của khách hàng.
  • Thiết bị đa dạng về mẫu mã và kích thước
  • Chất lượng đảm bảo tốt nhất và chất lượng nhất.
  • Dịch vụ bảo trì và vận hành hệ thống miễn phí
  • Nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm

Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi:
          CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT
               Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
                     MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
                           Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427
                                         Website: http://moitruongmivitech.com


Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH HÓA MỸ PHẨM UY TÍN

Ngày nay xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng nâng cao không chỉ ở phụ nữ mà còn phổ biến ở cả nam giới.


Chính vì vậy mà ngành sản xuất hóa mỹ phẩm ngày càng phát triển và cạnh tranh nhau. Song, trong quá trình sản xuất các nhà máy thaỉ ra một lượng nước thải rất lớn và độc hại gây " tổn thương " nặng đến môi trường xung quanh.



 Vì vậy cần phải nhanh chóng lựa chọn công nghệ  xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm phù hợp để khắc phục vấn đề về nguồn nước thải đầu ra.
1.Tính chất và đặc điểm nước thải ngành hóa mỹ phẩm

  • Nước thải ngành hóa mỹ phẩm chứa nhiều hóa chất như: chất tạo màu, tạo mùi, chất tẩy trắng, chất phụ gia, axit béo phát sinh trong quá trình sản xuất
  • Các chỉ số BOD và COD rất cao như: BOD 2000 -5000mg/l, COD 15000 – 25000 mg/lít, độ màu khó phân giải bằng vi sinh hoặc các biện pháp hóa lý thông thường
2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm

Nước thải từ nhà máy sản xuất mỹ phẩm được đưa qua bể tiếp nhận sau đó đưa qua bể điều hòa
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý.
Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo.
Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là: (1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Nước thải tiếp tục được đi qua bể UASB
Bể UASB là bể phân hủy kỵ khí tại đây acc1 vi sinh vật sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó Sau đó nước được đưa sang bể Aerotank để phân hủy hiếu khí các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải, để duy trì lượng oxy cho vi sinh vật sử dụng tại bể có lắp đặt hệ thống thổi khí.
Nước được xử lý hiếu khí tạo thành hỗn hợp bùn hoạt tính và nước. hỗn hợp này được chuyển qua bể lắng để lắng bùn. Bùn sau khi lắng được chuyển qua sân phơi để phoi khô. nước sau khi lắng bùn được đưa qua hồ tiếp nhận và chuyển ra môi trường.
Sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý sinh học, hiệu suất xử lý cao đạt được trên 96% không sử dụng hóa chất để xử lý nên hiệu quả kinh tế khá cao.
Bạn đang có nhu cầu cầu xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm ? Vậy không cần phải đắn đo suy nghĩ mà hãy liên hệ với chúng tôi:
                          CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT & MÔI TRƯỜNG MINH VIỆT

                                  Địa chỉ: 347/23 Lê Văn Thọ, Phường 9, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

MST: 0304116535 E-mail: mivitechvn@gmail.com
Điện thoại: 08.6273.1380 – Fax: 08.5427.3427



Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM NITRAT, NITRIT, AMONIAC

Tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi nước mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nước thải, trong nguồn nước có NH3, NO2- và NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Như vậy:
Nếu nước chứa NH3 và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.
Nếu nước chủ yếu có NO2- thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, ít nguy hiểm hơn.
Nếu nước chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.
Ở điều kiện yếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên. Amoniac là chất gây nhiễm độc trầm trọng cho nước, gây độc cho loài cá.
Việc sử dụng rộng rãi các nguồn phân bón hóa học cũng làm cho hàm lượng amoniac trong nước tự nhiên tăng lên. Trong nước ngầm và nước đầm lầy hay gặp Nitrat(NO3-) và amoniac với hàm lượng cao.
nuoc_nhiem_nitrat_nitrit_amoniac
nuoc_nhiem_nitrat_nitrit_amoniac
Các giải pháp
Các giải pháp xử lý tổng quát
1. Phương pháp khử ion Amoni
1.1. Phương pháp Clo hóa nước đến điểm đột biến
Khi cho CLo vào nước, trong nước tạo ra axit hypoclorit
 Cl2 + H2O ⇔ HCl + HOCl
Axit hypoclorit kết hợp với NH4+ tạo thành Cloramin. Khi nhiệt độ nước ≥200C, pH ≥7 phản ứng diễn ra như sau:
 OH- + NH4+→ NH4OH ⇔ NH3 + H2O
 NH3 + HOCl → NH2Cl + H2O monocloramin
 NH2Cl + HOCl → NHCl2 + H2O dicloramin
 NHCl2 + HOCl → NCl3 + H2O tricloramin
Quá trình kết thúc sau 3 phút khuậy trộn nhẹ. Tại điểm oxy hóa hết Cloramin và trong nước xuất hiện Clo tự do gọi là điểm đột biến. Sau khi khử hết NH4+ trong nước cò lại lượng clo dư lớn, phải khử clo dư trước khi cấp cho người tiêu thụ.
- Khử Clo dư trong nước sau khi lọc bằng Natrisunfit (Na2SO3)
Na2SO3 + Cl2 + H2O → 2HCl + Na2SO4
- Khử Clo dư trong nước sau khi lọc bằng Trionatrisunfit (Na2S2O3)
4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O → 2NaCl+ 6HCl + 2H2SO4
Quá trình diễn ra hoàn chỉnh sau 15 phút khuấy trộn đều hóa chất và nước
1.2. Phương pháp làm thoáng
Muốn khử NH4+ ra khỏi nước bằng phương pháp làm thoáng, phải đưa pH của nước nguồn lên 10.5 – 11.0 để biến 99% NH4+ thành khí NH3 hòa tan trong nước.
- Nâng pH của nước thô: Để nâng pH của nước thô lên 10.5 – 11.0 thường dùng vôi hoặc xút. Sau bể lọc pha axit vào nước để đưa pH từ 10.5 – 11.0 xuống còn 7.5
- Tháp làm thoáng khử khí amoniac NH3 thường được thiết kế để khử khí amoniac có hàm lượng đầu vào 20 – 40 mg/l, đầu ra khỏi giàn hàm lượng còn lại 1 – 2mg/l, như vậy hiệu quả khử khí của tháp phải đạt 90 – 95%. Hiệu quả khử khí NH3 của tháp làm thoáng khi pH ≥11 phụ thuộc nhiều nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ nước tăng, tốc độ và số lượng ion NH4 chuyển hóa thành NH3 tăng nhanh.
1.3. Phương pháp trao đổi ion
Để khử NH4+ ra khỏi nước có thể áp dụng phương pháp lọc qua bể lọc cationit. Qua bể lọc cationit, lớp lọc sẽ giữ lại ion NH4+ hòa tan trong nước trên bề mặt hạt và cho vào nước ion Na+. Để khử NH4+ phải giữ pH của nước nguồn lớn hơn 4 và nhỏ hơn 8. Vì khi pH ≤ 4, hạt lọc cationit sẽ giữ lại cả ion H+ làm giảm hiệu quả khử NH4+ . Khi pH > 8 một phần ion NH4+ chuyển thành NH3 dạng khí hòa tan không có tác dụng với hạt cationit.
1.4. Phương pháp sinh học
Lọc nước đã được khử hết sắt và cặn bẩn qua bể lọc chậm hoặc bể lọc nhanh, thổi khí liên tục từ dưới lên. Do quá trình hoạt động vi khuẩn Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa NO2-thành NO3- . Quá trình diễn ra theo phương trình:
NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O
1.02NH4++ 1.89O2 + 2.02HCO3- → 0.21C5H7O2N + 1.0NO3- + 1.92 H2CO3 + 1.06H2O
2. Khử Nitrate NO3-
Để khử nitrat dùng lọc thẩm thấu ngược RO, điện phân, trao đổi ion trong các bể lọc ionit.
Điều kiện áp dụng phương pháp trao đổi ion
- Nước có hàm lượng cặn < 1mg/l.
Tổng hàm lượng ion NO3- và SO42- và Cl- có sẵn trong nước phải nhỏ hơn 250 mg/l là hàm lượng ion Cl- lớn nhất cho phép có trong nước ăn uống. Vì khi lọc qua bể lọc anionit các ion SO42-, NO3- được giữ lại, thay bằng ion Cl- khi hoàn nguyên bể lọc anionit bằng dung dịch muối ăn.