Theo báo cáo thực tế của các địa phương về xử lý nước thải y tế thì hiện có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế - Phó GS Nguyễn Huy Nga , cục trưởng cục quản lý môi trường y tế.
Sáng 18/6, phát biểu tại hội thảo liên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế tổ chức tại Hà Nội, phó giáo sư Nguyễn Huy Nga cho hay, trong số các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế thì bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh là 60% và tuyến huyện là 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, trong công tác quản lý chất thải y tế bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Đầu tiên đó là kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải chất thải y tế còn thiếu trong khi nhu cầu đầu tư để xây dựng, cải tạo các hệ thống xử lý chất thải y tế rất lớn. Nhiều hệ thống xử lý nước thải chất thải xuống cấp, quá tải cần đầu tư xây dựng mới đồng thời giá thành của một hệ thống xử lý chất thải rất cao...
Ngoài những vấn đề trên thì còn tình trạng thiếu nhân sự có chuyên môn và trình độ trong quản lý hệ thống xử lý nước thải y tế cũng là 1 vấn đề càn phải bàn.
Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công An), công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở khám chữa bệnh vẫn tái diễn phức tạp, nhất là vi phạm trong xử lý nước thải y tế, chất thải nguy hại.
Trên thực tế, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện và phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành phố xử lý hơn 60 vụ việc vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế.
Đại tá Trần Trọng Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Cục C49), Bộ Công an cho biết, đó là các vụ việc bán trái phép hàng tấn chất thải y tế nguy hại cho các đối tượng chuyên tái chế tại xảy ra tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K vào tháng 8/2007, vụ việc vứt rác thải y tế nguy hại ra môi trường không đúng quy định, đối với thai nhi sau nạo hút được cho vào bồn cầu xả xuống bể bốt xảy ra tại Phòng khám Đa khoa phía Nam Hà Nội vào tháng 4/2013...
Gần đây nhất là vào tháng 5/2013, Cục C49 phát hiện quả tang Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông (Hà Nội) có hành vi chuyển giao chất thải y tế nguy hại lẫn với chất thải sinh hoạt cho Công ty môi trường đô thị Hà Đông. Công ty trên không có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Tháng 6/2013, Cục C49 bắt quả tang nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức (Hà Đông, Hà Nội) mang chất thải y tế nguy hại ra vứt tại khu tập kết rác thải sinh hoạt của tổ 6 phường Phúc La, Hà Đông.
Do vậy, hội thảo là dịp để các cơ quan chức năng trong lĩnh vực môi trường của các bộ, ngành thảo luận, đề xuất những giải pháp, nội dung cần phối hợp liên ngành trong thời gian tới như việc đầu tư các hệ thống xử lý chất thải; ban hành các văn bản, qui định, hướng dẫn về quản lý chất thải y tế; triển khai công tác kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường y tế trên toàn quốc; phối hợp đồng bộ, thống nhất công tác thanh tra, kiểm tra vệ môi trường ngành y tế
Sáng 18/6, phát biểu tại hội thảo liên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế tổ chức tại Hà Nội, phó giáo sư Nguyễn Huy Nga cho hay, trong số các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế thì bệnh viện tuyến Trung ương chiếm 73%, tuyến tỉnh là 60% và tuyến huyện là 45%. Hiện nay, 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, trong công tác quản lý chất thải y tế bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Đầu tiên đó là kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải chất thải y tế còn thiếu trong khi nhu cầu đầu tư để xây dựng, cải tạo các hệ thống xử lý chất thải y tế rất lớn. Nhiều hệ thống xử lý nước thải chất thải xuống cấp, quá tải cần đầu tư xây dựng mới đồng thời giá thành của một hệ thống xử lý chất thải rất cao...
Ngoài những vấn đề trên thì còn tình trạng thiếu nhân sự có chuyên môn và trình độ trong quản lý hệ thống xử lý nước thải y tế cũng là 1 vấn đề càn phải bàn.
Theo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công An), công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở khám chữa bệnh vẫn tái diễn phức tạp, nhất là vi phạm trong xử lý nước thải y tế, chất thải nguy hại.
Trên thực tế, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện và phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành phố xử lý hơn 60 vụ việc vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế.
Gần đây nhất là vào tháng 5/2013, Cục C49 phát hiện quả tang Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông (Hà Nội) có hành vi chuyển giao chất thải y tế nguy hại lẫn với chất thải sinh hoạt cho Công ty môi trường đô thị Hà Đông. Công ty trên không có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Tháng 6/2013, Cục C49 bắt quả tang nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Thiên Đức (Hà Đông, Hà Nội) mang chất thải y tế nguy hại ra vứt tại khu tập kết rác thải sinh hoạt của tổ 6 phường Phúc La, Hà Đông.
Do vậy, hội thảo là dịp để các cơ quan chức năng trong lĩnh vực môi trường của các bộ, ngành thảo luận, đề xuất những giải pháp, nội dung cần phối hợp liên ngành trong thời gian tới như việc đầu tư các hệ thống xử lý chất thải; ban hành các văn bản, qui định, hướng dẫn về quản lý chất thải y tế; triển khai công tác kiểm tra, giám sát, quan trắc môi trường y tế trên toàn quốc; phối hợp đồng bộ, thống nhất công tác thanh tra, kiểm tra vệ môi trường ngành y tế