Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG

Hệ thống xử lý nước thải vườn ươm cây giống thiết kế để xử lý dòng thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn chính: nước tưới cây giống, rửa nhà xưởng và quá trình sinh hoạt của công nhân viên. 
Trong nước thải sản xuất có thể chứa nhiều thành phần hữu cơ do các loại phân bón, chất điều hòa sinh trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời trong nước thải còn chứa nhiều chất lơ lửng do quá trình rơi vãi xuống sàn nhà, lôi cuốn theo nhiều cặn bẩn.
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của công nhân viên chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, nước thải và chất thải của các nhà vệ sinh, nhà tắm chứa hàm lượng chất rắn rất cao, nhiều Nitơ và Phốtpho. Đồng thời trong nước thải cũng chứa rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
he thong xu ly nuoc thai vuon uom cay giong Hệ thống xử lý nước thải vườn ươm cây giống
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Nước thải phát sinh theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể gom, các thành phần rác có kích thước lớn sẽ được giữ lại tại thiết bị song chắn rác thô, nhằm mục đích bảo vệ đường ống và các thiết bị bơm phía sau. Phần rác thô giữ lại tại song chắn rác sẽ được công nhân vận hành thu gom định kỳ và thải bỏ đúng quy định.
Nước thải sau đó sẽ chảy vào bể điều hòa.Tại bể điều hòa, hệ thống phân phối khí sẽ hoà trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
Từ bể điều hòa nước thải được hai bơm chìm bơm vào thiết bị keo tụ, tại đây nước thải sẽ được khuấy trộn điều với dung dịch NaOH và dung dịch PAC, dung dịch polymer. Ba dung dịch này được cấp vào bằng bơm định lượng, sau khi nước thải đã được khuấy trộn điều sẽ tiếp tục chảy vào ngăn phản ứng của thiết bị keo tụ, mục đích của ngăn phản ứng là quá trình keo tụ – tạo bông xảy ra tại đây, nhằm tăng kích thước các hạt keo có khả năng lắng được tại bể lắng 1.
Tại bể lắng 1, phần nước trong bên trên sẽ chảy tràn vào máng tràn răng cưa rổi chảy vào bể sinh học tùy nghi – ANOXIC. Phần bùn lắng tại bể lắng 1 sẽ được 2 bơm chìm tại mỗi bể bơm định kỳ vào bể chứa bùn.
Nước thải qua máng tràn của bể lắng 1 sẽ chảy vào – bể Anoxic. Quá trình này nhằm loại bỏ một phần các chất hữu cơ trong nước thải đồng thời khử Nitơ từ Nitrat do dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí. Bể Anoxic là nơi lưu trú của các chủng vi sinh khử N, P, nên quá trình nitrat hoá và quá trình photphoril hóa xảy ra liên tục ở đây. Để khử nitrat hóa thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí thiết bị khuấy trộn chìm, nhằm đảo trộn điều lượng nước thải, đẩy nhanh quá trình phát triển và phân hủy các chất hưu cơ của vi sinh vật, tăng hiệu quả cho quá trình xử lý.
Tiếp đó, nước tự chảy sang bể sinh học hiếu khí (Aerotank), bể có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Bể anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 8.000 – 10.000 mg MLSS/l. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank bằng các máy thổi khí (Airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm.
Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ, vì vậy bể lắng sinh học này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải được phân phối vào ống lắng trung tâm và đi theo hướng từ dưới lên. Dưới tác động của trọng lượng phần bùn sẽ được lắng xuống đáy bể; phần bùn lắng được ở đáy bể sẽ bơm tuần hoàn lại bể sinh học nhằm đảm bảo hàm lượng bùn trong bể luôn ổn định, phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Nước trong sau khi lắng dâng lên trên đi qua ống thu nước chảy sang bể trung gian.
Nước tại bể trung gian sẽ được hai bơm ly tâm đẩy vào thiết bị lọc áp lực, nhằm loại bỏ hoàn toàn cặn rắn lơ lửng còn lại trong nước. Sau khi nước qua cột lọc sẽ chảy vào bể khử trùng.
Trong bể khử trùng hoá chất khử trùng là Chlorine hoặc Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Cuối cùng nước thải sẽ được bơm vào thiết bị lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, tạo độ trong cần thiết cho nước thải.
Như vậy khi dòng thải vào hệ thống xử lý nước thải vườn ươm cây giống và sau xử lý đảm bảo đạt giá trị C cột A – QCVN 40 : 2011/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Thiết bị lọc áp lực sẽ được định kỳ rửa lọc để tách các cặn rắn lâu ngày bám phủ lên bề mặt lớp vật liệu gây tắc lọc, làm giảm hiệu quả xử lý. Nước chứa bùn sau khi rửa lọc sẽ được xả về bể điều hòa để tiếp tục được xử lý.
Phần bùn dư từ bể lắng sinh học sẽ được bơm về bể chứa bùn. Tại đây xảy ra quá trình phân hủy bùn kỵ khí, bùn sẽ được tách nước bằng thiết bị tách bùn, nước sau khi tách bùn sẽ chảy về bể điều hòa để xử lý. Phần bánh bùn tách ra sẽ được thu gom và xử lý đúng quy định.
Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này
MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét