Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm tốt nhất - Nghành dệt là nghành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã, màu sắc, chủng loại khác nhau.


Công ty môi trường Minh Việt chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Công ty có đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư , áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại, hoàn thành theo đúng thời gian đề ra. Với tiêu chí“Uy tín, chất lượng để giữ vững niềm tin với khách hàng”.


Nguyên liệu chủ yếu là xơ bông, xơ nhân tạo để sản xuất các loại vải cotton và vải pha. Ngoài ra còn sử dụng các nguyên liệu như lông thú, đay gai, tơ tằm để sản xuất các mặt hàng tương ứng.
Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:
  • Làm sạch nguyên liệu.
  • Chải.
  • Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi.
  • Hồ sơi dọc.
  • Dệt vải.
  • Giã hồ.
  • Nấu vải.
  • Làm bóng vải.
  • Tẩy tắng.
  • Nhuộm vải và hoàn thiện.
PHẠM VI SỬ DỤNG CÁC LOẠI THUỐC NHUỘM TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT
 Sợi bôngSợi từ xenlulo thực vâtLenTơ lụaPolyamitPolyesterpolyacylonillril
Trực tiếpXx     
Hoàn nguyênXx     
Hoàn nguyên ( indigozol)X      
Lưu huỳnhXx     
Hoạt tínhXxx    
NaphtholX      
Phân tán    xx 
Pigmentx      
Axit  xxx  
Phức kim loại  x x  
Cation ( kiềm)      x
crom  x    
Độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm vào sợi rất khác nhau. Tỷ lệ màu gắn vào sợi nằm trong khoảng 50 – 98 %. Phần còn lại sẽ đi vào nước thải.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải
  1. Sản xuất hơi:                                                                                          53%
  2. Nước làm lạnh thiết bị:                                                                           6.4%
  3. Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt:                              7.8%
  4. Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt -  nhuộm:                 72.3%
  5. Nước vệ sinh:                                                                                          7.6%
  6. Nước cho việc phòng cháy và các vấn đề khác:                                      0.6%
     Tổng:                                                                                                          100%

Các nguồn gây ô nhiễm, đặc tính nước thải nghành dệt – nhuộm và các tác động môi trường. Các chất gây ô nhiễm môi trường chính trong nước thải của công nghiệp dệt nhuộm bao gồm:
-          Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nito, pectin, các chất bụi bẩn dính vào sợi ( trung bình chiếm 6% khối lượng tơ sợi).
-          Các hóa chất sử dụng trong quy trình công nghệ như hồ tình bột. H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCl, H2O2, Na2CO3, Na2SO4,…các loại thuốc nhuộm, các chất trợ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng với từng loại vải, từng loại màu thường khác nhau và chủ yếu đi vào nước thải của từng công đoạn tương ứng.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung nước thải từ các cơ sở dệt -  nhuộm có độ kị nước khá cao, có độ màu, nhiệt độ và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
 CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGHÀNH DỆT NHUỘM.
Công đoạnChất ô nhiễm trong nước thảiĐặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồTinh bột, glucose, carboxy metyl xenlulo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp.BOD cao (34 – 50 % tổng BOD)
Nấu tẩyNaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ sợi vụn.Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao( tổng 30% BOD)
Tẩy trắngHypoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit…Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD
Làm bóngNaOH, tạp chất….Độ kiềm cao, BOD thấp ( dưới 1% tổng BOD)
NhuộmCác loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại.Độ màu cao, BOD khá cao ( 6% tổng BOD), TS cao.
InChất màu, tinh bột màu, đât sét, muối kim loại, axit…Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiệnViết tinh bột, mỡ động vật, muối.Kiềm nhẹ, BOD thấp.
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI SẢN XUẤT XÍ NGHIỆP DỆT -  NHUỘM HÀNG BÔNG DỆT KIM.
Các thông sốĐơn vịGiá trị nhỏ nhấtGiá trị trung bìnhGiá trị cực đại
pH-8.5-10.3
Nhiệt độ0C252738
CODmg O2/l4206501400
BOD5mg O2/l80180500
TOCmg/l100202350
Tổng photphomg/l265080
SO4-mg/l7508101050
S2-mg/l<0.1<0.10.18
Cl-mg/l4008001650
AOXmg/l0.50.81.2
Crommg/l<0.010.0150.034
Nikelmg/l<0.1<0.10.4
Thành phần nước thải công nghiệp dệt rất đa dạng, bao gồm các chất ô nhiễm dạng hữu cơ thuốc nhuộm, tinh bột, tạp chất) và dạng vô cơ( các muối trung tính, các chất trợ nhuộm)…..
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:
-          Độ kiềm cao làm tăng độ pH của nước. Nếu pH>9 sẽ gây độc hại với các loại thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thoát nước và hệ thông xử lý nước thải.
-          Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn TS. Lượng thải lớn gây tác hại đối với các loại thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu.
-          Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối với đồi sống thủy sinh do làm giảm ô xy hòa tan trong nước.
-          Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nước thải gây màu cho dòng tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, xấu cảnh quan.
-          Các chất độc như sunfit, kim loại nặng, hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư đối với người và động vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét